Xử lý phần vốn góp khi người góp vốn mất năng lực hành vi dân sự
Vợ tôi có góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên từ năm 2007. Tháng trước không may vợ tôi bị tai nạn, bị thương nặng và ảnh hưởng đến thần kinh nên không thể nhận thức được. Vậy phần vốn góp của vợ tôi sẽ được giải quyết như thế nào? Tôi có được thay mặt quản lý không?
Bài viết liên quan:
- Hồ sơ chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty
- Việc chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH 2 thành viên
- Sổ đăng ký thành viên của công ty TNHH hai thành viên
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp:
Với trường hợp của bạn, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Vợ bạn sau khi bị tai nạn bị mất năng lực hành vi dân sự. Trường hợp này phần vốn góp của vợ bạn trong công ty được xử lý theo Khoản 2 Điều 54 Luật doanh nghiệp 2014 như sau:
“Điều 54. Xử lý phần vốn góp trong một số trường hợp đặc biệt
2. Trường hợp có thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.”
Theo đó khi có một thành viên trong công ty TNHH 2 thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì tất cả quyền và nghĩa vụ của thành viên này đối với công ty được thực hiện thông qua người giám hộ. Do đó, trường hợp vợ bạn mất khả năng nhận thức thì quyền và nghĩa vụ đối với công ty sẽ được thực hiện thông qua người giám hộ.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Bên cạnh đó, căn cứ Khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005:
“Điều 62. Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
1. Trong trường hợp vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ“.
Như vậy, theo Điều 53 nêu trên thì bạn chính là người giám hộ đương nhiên của vợ mình trong trường hợp này. Do đó bạn sẽ thay vợ mình thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với công ty TNHH mà vợ bạn góp vốn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.