Công ty tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
Nếu công ty ký hợp với người lao động làm một công việc này nhưng vì một số lý do mà tạm chuyển người lao động sang làm một công việc khác thì có được hay không? Mong tổng đài sớm giải đáp! Tôi xin chân thành cám ơn!
- Điều kiện chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
- Thời hạn và tiền lương khi điều chuyển người lao động làm công việc khác
- Thời hạn điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng; chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 31 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm; trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động; người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc; thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động”.
Vấn đề này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 8 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác
Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) Sự cố điện, nước;
d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất; kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm; nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản”.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, công ty có thể tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Lý do tạm chuyển thuộc vào một trong các trường hợp:
+) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
+) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+) Sự cố điện, nước;
+) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh: Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất; kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
– Phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc; thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.
– Thời hạn tạm chuyển không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Tiền lương trong thời gian điều chuyển công việc khác là bao nhiêu?
Thỏa thuận điều chuyển công việc khác khi lao động nữ mang thai
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có phải nhận lại người lao động khi rút đơn xin nghỉ việc?
- Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội có được nghỉ hàng năm không?
- Doanh nghiệp có được lập sổ quản lý lao động bằng bản điện tử?
- Trường hợp nào không được hưởng chế độ tai nạn lao động?
- Sa thải và trừ tiền lương của người lao động tự ý nghỉ việc 07 ngày