19006172

Xây nhà ở thuộc khu vực thành phố phải làm như thế nào?

Xây nhà ở thuộc khu vực thành phố phải làm như thế nào

Gia đình tôi có một thửa đất ở Thành Phố Thái Nguyên rộng 100 m2. Nay tôi muốn xây nhà 3 tầng với tổng mức đầu tư là 5 tỉ đồng thì phải xin cấp phép xây nhà ở không? Nếu có thì phải chuẩn bị những gì? Trình tự xin cấp phép như thế nào?



Tư vấn pháp luật đất đaiXây nhà ở:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVề vấn đề xây nhà ở thuộc khu vực thành phố phải làm như thế nào; tổng đài xin tư vấn như sau:

Thứ nhất xin phép khi xây dựng nhà ở

Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng thì:

“Điều 89. Đối tượng và các loại giấy phép xây dựng

1. Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”

Trong khoản 2 của Điều 89 Luật xây dựng có liệt kê một số trường hợp xây dựng nhà ở sẽ không phải xin cấp phép tuy nhiên trong quy định này không liệt kê đối tượng nhà ở thuộc đô thị.

Do đó trong trường hợp này nếu bạn muốn xây nhà ở trong khu vực Thành phố Thái Nguyên bạn sẽ phải xin cấp Giấy phép xây dựng.

Thứ hai hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:

Căn cứ quy định tại Điều 102 Luật Xây dựng thì bạn cần phải chuẩn bị 2 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng để gửi tới cơ quan có thẩm quyền. Với thành phần hồ sơ như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư số 15/2016/TT-BXD thì bộ hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng gồm:

  •  Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:1) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;2) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
  • Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
  • Đối với công trình có tầng hầm cần phải có thêm  bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Thứ ba về trình tự thủ tục:

Nơi nộp hồ sơ:

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 15/2016/TT-BXD thì thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng trong trường hợp này sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có công trình cần xây dựng. Do đó bạn sẽ đem bộ hồ sơ này tới UBND huyện nơi bạn thực hiện việc xây dựng căn nhà để nộp.

Thời hạn cấp Giấy phép:

Theo quy định tại Điều 102 Luật xây dựng thì thời hạn để cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp của bạn là 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ có văn bản thông báo cho bạn nhưng thời gian này không được quá 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn 15 ngày nêu trên. Sau thời hạn nêu trên thì bạn sẽ nhận được giấy phép xây dựng do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Xây nhà ở

Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172

Chuẩn bị xây dựng:

Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Luật xây dựng thì bạn cần phải gửi thông báo bằng văn bản tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình chuẩn bị xây dựng trong thời hạn 7 ngày trước khi khởi công xây ngôi nhà đó.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề xây nhà ở thuộc khu vực thành phố phải làm như thế nào. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:

Thủ tục xin gia hạn giấy phép xây dựng

Xin thay đổi một phần giấy phép xây dựng

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về việc xây nhà thuộc khu vực đô thị bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

luatannam