Người lao động đánh nhau trong giờ làm việc có bị sa thải không?
Xin chào tổng đài tư vấn, tôi muốn hỏi về vấn đề tôi là người lao động và trong giờ làm việc mà đánh nhau, gây thương tích cho đồng nghiệp thì có bị công ty sa thải hay không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
- Có được sa thải người lao động khi có hành vi trộm cắp
- Bị sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo không?
- Người lao động bị sa thải có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:
“Điều 126. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc; cố ý gây thương tích; sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản; lợi ích của người sử dụng lao động;”
Theo quy định trên, cố ý gây thương tích ở đây được hiểu là hành vi do lỗi của một chủ thể cố ý hay mong muốn gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác. Hành vi cố ý gây thương tích là một trong những hành vi thuộc trường hợp áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải.
Như vậy, trong trường hợp này: Bạn là người lao động, trong giờ làm việc bạn có đánh nhau và gây thương tích cho đồng nghiệp. Vì vậy, hành vi của bạn là hành vi cố ý gây thương tích thuộc trường hợp bị kỷ luật sa thải nên công ty bạn có thể sa thải bạn. Do đó, việc công ty áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với bạn là có cơ sở pháp lý rõ ràng.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172
Trên đây là bài viết vấn đề người lao động đánh nhau trong giờ làm việc có bị sa thải không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Vấn đề bồi thường khi người lao động nghỉ ngang
Nếu còn có vấn đề thắc mắc cần giải đáp; bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; và giải đáp trực tiếp.