Tiền trong ví có được tính là tiền tham gia đánh bạc?
“Xin được luật sư tư vấn: vừa rồi tôi có tham gia đánh bạc với một số người bạn thì bị công an ập vào bắt quả tang. Khi kiểm tra thì trong ví của tôi là 10 triệu đồng, còn tiền để dưới xới bạc là 2 triệu đồng. Vậy số tiền của tôi tham gia đánh bạc có bao gồm tiền trong ví của tôi không?”
- Lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Hỏi về kiện đòi tài sản
- Thời gian giải quyết vụ án cướp tài sản
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn về: Tiền trong ví có được tính là tiền tham gia đánh bạc, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì:
“Điều 321. Tội đánh bạc
1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”
Theo đó, để cấu thành “Tội đánh bạc” thì trị giá tiền hoặc hiện vật khi đánh bạc phải từ 5.000.000 đồng trở lên, nếu trong trường hợp dưới 5.000.000 triệu đồng thì người tham gia phải đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì cũng cấu thành “Tội đánh bạc“.
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết Số: 01/2010/NQ-HĐTP hướng dẫn về tội đánh bạc:
“3. “Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc” bao gồm:
a) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;
b) Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;
c) Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.”
Theo đó, tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc không chỉ được xác định là tiền hoặc hiện vật thu trực tiếp tại chiếu bạc (xới bạc) mà còn có thể là tiền, hiện vật thu giữ trong người con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ dùng đánh bạc. Theo thông tin bạn cung cấp thì khi kiểm tra thì trong ví của bạn là 10 triệu đồng, còn tiền để dưới xới bạc là 2 triệu đồng. Việc số tiền của bạn tham gia đánh bạc có bao gồm tiền trong ví không thì còn phải căn cứ vào:
+) Nếu cơ quan điều tra có căn cứ để chứng minh rằng số tiền trong ví sẽ được dùng để đánh bạc thì nhóm người tham gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đánh bạc” bởi số tiền đánh bạc đã có trị giá trên 5.000.000 đồng;
+) Nếu cơ quan điều tra không có đủ căn cứ để chứng minh số tiền 10.000.000 triệu đó dùng để đánh bạc thì nhóm người tham gia sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đánh bạc” trừ trường hợp bạn đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến 24/7: 1900.6172
Kết luận
Như vậy, việc số tiền 10 triệu ở trong ví của bạn có được tính là số tiền tham gia đánh bạc hay không thì còn phải căn cứ vào việc cơ quan điều tra có chứng minh được số tiền đó dùng để đánh bạc hay không. Nếu chứng minh được đó là số tiền sẽ được dùng để đánh bạc thì bạn và những người tham gia đánh bạc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội đánh bạc” với hình phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Tiền trong ví có được tính là tiền tham gia đánh bạc. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Trong quá trình còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Tư vấn thế nào là giết người vì động cơ đê hèn
- Tư vấn về tội bức tử người khác theo quy định pháp luật
- Giết người mà liền trước đó thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng
- Không xuất trình giấy tờ xe cho cảnh sát giao thông có phạm tội không?
- Tư vấn về gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội theo quy định của pháp luật