Có được khởi kiện phân chia di sản thừa kế của ông nội không?
Có được khởi kiện yêu cầu chia thừa kế của ông nội để lại không? Nhà ông bà nội tôi gồm có 7 người con (3 trai và 4 gái). Ông tôi có miếng đất khoảng 500 m2 nhưng do bố tôi là con út nên sống cùng ông bà trên mảnh đất này. Ông bà nội tôi mất năm 2004. Sau khi ông bà tôi mất cô tôi có về nhà ông bà nội tôi ở cùng bố tôi để buôn bán. Ngày 07/2017, ba tôi mất. Hiện nay cô tôi ở trên mảnh đất ông bà nhưng không cho anh em tôi ở cùng nữa. Vậy anh em tôi có thể khởi kiện phân chia di sản chia thừa kế được không? Hiện nay giấy tờ đất tất cả còn đứng tên ông nội tôi.
- Công chứng văn bản phân chia thừa kế tại nơi không có đất
- Văn bản phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật
- Đối tượng được phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Có được khởi kiện phân chia di sản thừa kế của ông nội không?, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp: Ông bà bạn mất năm 2004 không để lại di chúc. Bố bạn mất năm 2017. Tài sản của ông bà bạn để lại một mảnh đất có căn nhà mà không có di chúc. Do đó, nhà và đất do ông bạn để lại sẽ được chia theo quy định của pháp luật cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Như vậy:
Khi ông bạn mất mà không để lại di chúc thì căn nhà và đất được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất bao gồm các con của ông bạn. Tức là về nguyên tắc, bố bạn được sở hữu 1/7 giá trị của quyền sử dụng hữu nhà và đất nói trên.
Bên cạnh đó, theo thông tin bạn cung cấp: ông bà bạn mất năm 2004, bố bạn mất năm 2017 nên bố bạn vẫn có quyền thừa kế 1/7 giá trị của mảnh đất. Khi bố bạn mất thì anh em bạn là người thừa kế của bố bạn nên có quyền thừa kế 1/7 mảnh đất này.
Để có thể bảo đảm quyền lợi của mình thì anh em bạn có thể yêu cầu những người thừa kế làm văn bản phân chia di sản thừa kế và có chữ ký của tất cả những người thừa kế, đồng thời được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:”
Như vậy, thời hiệu khởi kiện phân chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Do đó bạn và các đồng thừa kế khác nếu không thỏa thuận được để phân chia di sản thừa kế có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:
Nghĩa vụ tài chính khi cấp sổ đỏ cho đất được thừa kế
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có được nhận chuyển nhượng đất?
- Hạn mức công nhận đất khai hoang ở Hà Nội
- Bán đất tái định cư của hộ gia đình khi có thành viên không đồng ý
- Quy định về thủ tục cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp được giao đất
- Quy định về chuyển đất trồng rừng phòng hộ sang đất nuôi thủy sản