19006172

Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2007

Nghị định 190/2007/NĐ-CP ngày 28/12/1007 về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo Hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.


Bài viết liên quan:

  • Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13
  • Nghị định số 28/2015/NĐ – CP ngày 12 tháng 3 năm 2015
  • Luật bảo hiểm xã hội năm 2006

    NGHỊ ĐỊNH

    Hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội

    về bảo hiểm xã hội tự nguyện

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29 tháng 6 năm 2006;

    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

     NGHỊ ĐỊNH :

    Chương I

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Nghị định này hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về đối tượng áp dụng; quyền và trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện; Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện; khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm xã hội tự nguyện và quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    Điều 2. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng.
    2. Cán bộ không chuyên trách cấp xã.
    3. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã.
    4. Người lao động tự tạo việc làm.
    5. Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận bảo hiểm xã hội một lần.
    6. Người tham gia khác.

    Các đối tượng quy định tại Điều này sau đây gọi chung là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    Điều 3. Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Các chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện quy định tại Nghị định này bao gồm:

    1. Hưu trí.
    2. Tử tuất.

    Điều 4. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội

    1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện trên cơ sở tự nguyện của người tham gia. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
    2. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
    3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
    4. Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
    5. Quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và hạch toán độc lập.
    6. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện phải đơn giản, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ.

nghị định 190/2007

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

>>> Nghị định 190/2007/NĐ-CP

luatannam