Có được tính thời gian thử việc để nhận trợ cấp thôi việc?
Tôi làm việc cho công ty từ năm 2003 theo hợp đồng không xác định thời hạn. Sau nhiều năm gắn bó tôi quyết định rời công ty để kinh doanh riêng. Công ty đã chấp thuận cho tôi được nghỉ việc từ 1/1/2019. Có phải khi đó thì quy định mới sẽ có hiệu lực và tôi sẽ không được tính thời gian thử việc để nhận trợ cấp thôi việc đúng không?
- Bị sa thải có được nhận trợ cấp thôi việc hay không?
- Các khoản chế độ phúc lợi có được tính trợ cấp thôi việc không?
- Có được nhận BHTN, BHXH 1 lần, trợ cấp thôi việc luôn sau khi nghỉ việc
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP như sau:
“5. Sửa đổi Khoản 3 Điều 14 như sau:
“3. … a) Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động; thời gian nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 129 của Bộ luật lao động”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.
4. Trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động”.
Tư vấn Hợp đồng lao động qua tổng đài 1900 6172
So với Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì Nghị định 148/2018/NĐ-CP (sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12/2018) không còn tính thời gian thử việc là thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trường hợp hợp đồng lao động có hiệu lực trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành mà hợp đồng lao động có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động để nhận trợ cấp thôi việc bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn ký hợp đồng với công ty từ năm 2003, tức là trước ngày Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi hành. Vì vậy, nếu hợp đồng lao động của bạn có thỏa thuận thời gian thử việc thì thời gian làm việc thực tế cho công ty để nhận trợ cấp thôi việc bao gồm cả thời gian thử việc trong hợp đồng lao động.
Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi sáp nhập công ty
Trợ cấp thôi việc có tính thời gian người lao động thử việc?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty sa thải người lao động với lý do nghỉ ốm quá nhiều
- Tạm ngừng việc do dịch Covid-19 có phải đóng đoàn phí công đoàn?
- Người lao động nước ngoài có được nghỉ lễ ngày 30/4 không?
- Xử phạt công ty khi không đăng ký thang bảng lương
- Công ty có phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động bị khởi tố?