Quy định tiêu chuẩn sức khỏe về cơ-xương-khớp để được thi bằng lái xe
Cho tôi hỏi quy định về các trường hợp mắc các bệnh về cơ-xương-khớp nào thì không được thi bằng lái xe?
- Điều kiện sức khỏe, chiều cao, cân nặng để thi bằng lái xe hạng B1
- Điều kiện sức khỏe thi giấy phép lái xe hạng A2
- Điều kiện sức khỏe thi bằng lái xe hạng B1
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với vấn đề: Người bị đái tháo đường có được nộp hồ sơ thi bằng lái xe hạng D không?; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”
Như vậy, theo quy định này thì người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe.
Theo quy định tại Phụ lục số 1, Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe Ban hành kèm thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT thì người có một trong các tình trạng bệnh, tật về cơ-xương-khớp sau đây thì không đủ điều kiện để thi bằng lái xe:
SỐ TT |
CHUYÊN KHOA |
TIÊU CHUẨN SỨC KHỎE NGƯỜI LÁI XE Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để lái xe theo các hạng xe tương ứng |
||
NHÓM 1 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG A1) |
NHÓM 2 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE HẠNG B1) |
NHÓM 3 (DÀNH CHO NGƯỜI LÁI XE CÁC HẠNG: A2, A3, A4, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE) |
VII |
CƠ – XƯƠNG – KHỚP |
Cứng/dính một khớp lớn. | ||
Khớp giả ở một vị các xương lớn. | ||||
Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động. | ||||
Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5 cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ. | ||||
Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng). | Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng). | Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên. |
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Do bạn không cung cấp thông tin về việc bạn muốn thi bằng lái xe hạng nào nên theo quy định của Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, nếu bạn mắc các tình trạng bệnh, tật về cơ-xương-khớp tương ứng với từng hạng bằng như chúng tôi đã nêu trên thì bạn không đủ điều kiện để thi lấy bằng lái xe hạng đấy.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Quy định tiêu chuẩn sức khỏe về cơ-xương-khớp để được thi bằng lái xe.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Giấy phép lái xe hạng E hết hạn có được điều khiển xe hạng D không?
- Mất chứng minh thư có làm thủ tục cấp lại bằng lái được không?
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tổng đài tư vấn.
- Điều khiển xe ô tô đi qua cầu có để biển cấm 16 tấn
- Điều kiện và hồ sơ nâng hạng Giấy phép lái xe hạng D lên hạng E
- Đón, trả khách không đúng nơi quy định có bị tước bằng lái?
- Điều khiển xe ô tô đã hết hạn đăng kiểm dưới 1 tháng bị xử phạt như thế nào?
- Xe chạy hợp đồng có được đi vào đường cấm ô tô khách không