Xử phạt đối tượng ném đinh, rải đinh trên đường quốc lộ như thế nào?
Thưa Tổng đài, tôi có một chút thắc mắc như sau: Tôi thấy trên nhiều đoạn đường, một số đối tượng đã ném đinh, rải đinh trên đường quốc lộ để nhiều phương tiện giao thông bị hỏng, phải sửa chữa. Vậy nếu những đối tượng đó bị phát hiện thì trong luật giao thông sẽ bị xử phạt thế nào?
- Mang, vác vật cồng kềnh khi ngồi sau xe máy sẽ bị xử phạt ra sao?
- Lệ phí trước bạ đối với xe máy KAWASAKI nhập khẩu được tính như thế nào?
- Chi phí và thủ tục đổi giấy đăng kí xe máy khi thay đổi màu sơn xe như thế nào?
Tư vấn giao thông đường bộ
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi: Xử phạt đối tượng ném đinh, rải đinh trên đường quốc lộ như thế nào? chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.”
Bên cạnh đó, Điểm a Khoản 10, Khoản 11;Khoản 12 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt các hành vi rải đinh ra đường bộ như sau:
“Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ
10. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng..
12. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 10 Điều này buộc phải thu dọn đinh, vật sắc nhọn, dây hoặc các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Như vậy, hành vi ném đinh, rải đinh hay các vật nhọn khác gây nguy hiểm cho các phương tiện tham gia giao thông là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật. Trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt sau:
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
– Nếu là người điều khiển phương tiện còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng
– Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải thu dọn đinh sắt và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm gây ra.
Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Đối tượng bị thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải không thời hạn
Quy định mới về gắn phù hiệu của ô tô kinh doanh vận tải
Nếu còn vướng mắc về xử phạt giao thông đường bộ; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tổng đài tư vấn.
- Yêu cầu của người đứng đầu tổ chức kinh doanh vận tải
- Thu hồi giấy phép kinh doanh do 40% xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật
- Chạy xe ô tô trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần và hình thức xử phạt
- Quy định về cách tính tiền thuế khi mua xe máy mới
- Lỗi điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi năm 2023