Quy định pháp luật về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư.
Cho tôi hỏi quy định về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư được quy định như thế nào? Khi tham gia giao thông tại có biển báo tốc độ và biển khu vực đông dân cư thì tôi tuân thủ biển nào trước.
- Tiêu chuẩn sức khỏe về mắt của người lái xe
- Thi giấy phép lái xe có yêu cầu về chiều cao tối thiểu không?
- Thời gian đào tạo thi giấy phép lái xe hạng C
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với quy định về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư.
Căn cứ Điều 6 và Điều 8 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 6. Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) trong khu vực đông dân cư
Loại xe cơ giới đường bộ |
Tốc độ tối đa (km/h) |
|
Đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới |
|
Các phương tiện xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 8 Thông tư này. |
60 |
50 |
Điều 8. Tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông thì tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.“
Như vậy, trong khu vực đông dân cư, quy định về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự là 40km/h bất kể loại đường, còn các loại xe còn lại thì tùy vào loại đường:
– Đối với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên, tốc độ tối đa là 60km/h
– Đối với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, tốc độ tối đa là 50km/h.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Thứ hai, quy định về ưu tiên tuân thủ biển báo tốc độ và biển khu vực đông dân cư.
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc chung khi điều khiển phương tiện trên đường bộ về tốc độ và khoảng cách
1. Khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc), kể cả đường nhánh ra vào đường cao tốc, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về tốc độ, khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe (thuộc chủng loại xe cơ giới và xe máy chuyên dùng) được ghi trên biển báo hiệu đường bộ; tại những đoạn đường không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ, quy định về khoảng cách an toàn tối thiểu giữa hai xe, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại Thông tư này.”
Như vậy, chỉ khi không có biển báo hiệu đường bộ quy định về tốc độ thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải thực hiện các quy định tại Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT, bao gồm quy định về tốc độ tối đa được trình bày bên trên. Biển khu vực đông dân cư là một trong nhưng cách xác nhận tốc độ tối đa theo thông tư này, vì vậy, nếu có cả biển báo tốc độ và biển khu vực đông dân cư thì ưu tiên tuân thủ biển báo tốc độ.
Trên đây là tư vấn về quy định về tốc độ cho phép trong khu vực đông dân cư.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Quy định về độ tuổi, điều kiện sức khỏe khi thi bằng lái xe
Điều kiện sức khỏe, chiều cao, cân nặng để thi bằng lái xe hạng B1
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.