Khi nào được sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại?
Tổng đài tư vấn cho tôi hỏi: cần đáp ứng những điều kiện gì để được sử dụng NLĐ cao tuổi làm việc làm việc nặng nhọc, độc hại? Vì tôi muốn tạo thêm thu nhập cho một số người cao tuổi, nên muốn tìm hiểu để tránh vi phạm pháp luật. Tôi xin cảm ơn.
- Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi theo quy định của pháp luật
- Người lao động cao tuổi có được làm công việc nặng nhọc độc hại?
- Lao động cao tuổi có phải đóng BHXH không?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn . Với trường của bạn về khi nào được sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:
“Điều 29. Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Chỉ sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lao động cao tuổi phải là người có kinh nghiệm, với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; trong đó có ít nhất 10 năm hành nghề liên tục tính đến trước thời điểm ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi;
b) Người lao động cao tuổi là người có tay nghề cao, có chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, sát hạch trước khi ký hợp đồng lao động;
c) Người lao động cao tuổi phải có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành sau khi có ý kiến của bộ chuyên ngành tương ứng với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong 01 năm;
d) Chỉ sử dụng không quá 05 năm đối với từng người lao động cao tuổi;
đ) Phải bố trí ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm với người lao động cao tuổi khi triển khai công việc tại một nơi làm việc;
e) Có đơn của người lao động cao tuổi về sự tự nguyện làm việc để người sử dụng lao động xem xét trước khi ký hợp đồng lao động.
2. Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:
a) Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;
b) Đề xuất và đánh giá từng điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Bộ quản lý ngành quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được sử dụng người lao động cao tuổi và điều kiện cụ thể trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Việc sử dụng người cao tuổi làm các nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này như đối với người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Như vậy
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; cần đáp ứng những điều kiện gì để được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc làm việc nặng nhọc, độc hại? Vì công ty bạn muốn tạo thêm thu nhập cho một số người cao tuổi, nên muốn sử dụng họ làm công việc nặng nhọc độc hại thì công ty bạn cần tham khảo và đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Trên đây là bài viết về vấn đề khi nào được sử dụng NLĐ cao tuổi làm công việc nặng nhọc, độc hại? Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết:
Hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu
Có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động cao tuổi
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Sắp xếp NLĐ mỗi ngày làm việc 8 giờ 30 phút có đúng quy định?
- Hợp đồng thời vụ dưới 3 tháng có bắt buộc phải lập bằng văn bản?
- Công ty sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào thứ 4 có đúng không?
- Trả lương thông qua người cai thầu cho người lao động
- Làm thêm đến 300 giờ có cần thông báo với cơ quan quản lý nhà nước?