Nội dung câu hỏi:
Hôm vừa rồi mình có mắc lỗi nồng độ cồn 0,36miligam/1lít khí thở thì mình bị nộp phạt mất bao nhiêu tiền và mình bị treo bằng bao lâu và mình có phải thi lại bằng không? Mình con thương binh thì có được giảm mức phạt không? Mong bạn trả lời giúp mình xin cảm ơn!
- Những trường hợp được nộp phạt qua đường bưu điện theo quy định hiện hành
- Lỗi không chấp hành yêu cầu KT nồng độ cồn bị xử phạt thế nào?
Luật sư tư vấn trực tuyến về giao thông đường bộ: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn về vấn đề điều khiển xe có nồng độ cồn 0,36miligam/1lít khí thở thì bị phạt bao nhiêu tiền đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Điều khiển xe máy có nồng độ cồn 0.36mg/lít khí thở bị xử phạt thế nào?
– Về mức phạt:
Căn cứ theo điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, trường hợp bạn điều khiển xe máy vi phạm lỗi điều khiển xe máy có nồng độ cồn mà hơi thở có nồng độ cồn 0,36 mg/l khí thở thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu trên. Mức trung bình là 4.500.000 đồng.
– Về việc Tước GPLX:
Căn cứ điểm e Khoản 10 Điều 6 và điểm b Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy đinh như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;”
Vậy, khi bạn điều khiển xe máy mà có nồng độ cồn là 0.36mg/lít khí thở sẽ bị phạt tiền theo điểm c Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu trên và còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. Ngoài ra còn bị tạm giữ phương tiện điều khiển từ 07 ngày – 10 ngày.
Điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn 0.36mg/lít khí thở bị xử phạt thế nào?
– Mức phạt:
Căn cứ tại điểm c Khoản 8 và điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;”
Theo quy định trên, bạn điều khiển xe ô tô và bị thổi nồng độ cồn với mức 0,3mg/lít khí thở (đã vượt 0,25mg/lít khí thở) nên bị xử phạt với mức từ 16.000.000 đồng – 18.000.000 đồng.
Ngoài ra, với hành vi vi phạm tại điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Hình thức phạt bổ sung:
Căn cứ tại điểm g Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;”
Bên cạnh đó, tại điểm e Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;”
Như vậy, khi bạn vi phạm về nồng độ cồn là 0,3mg/lít khí thở tại điểm c Khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì công an giao thông có quyền áp dụng hình thức phạt bổ sung như sau:
– Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
– Tạm giữ phương tiện là ô tô của ban trước khi ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, trong trường hợp này, công an giữ xe của bạn là hoàn toàn đúng.
Có phải thi lại lý thuyết khi bị tước quyền sử dụng GPLX không?
Tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định 34/2010/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) về trường hợp Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ có thời hạn hoặc không thời hạn thì:
“Người điều khiển phương tiện bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ có thời hạn 60 (sáu mươi) ngày phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ trước khi nhận lại Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.”
Theo quy định trên trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày thì phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ trước khi nhận lại Giấy phép lái xe. Tuy nhiên, Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đã hết hiệu lực thi hành. Nghị định Nghị định 100/2019/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2020) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không đề cập đến nội dung này.
Như vậy, hiện nay trường hợp bị xử phạt và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì đến thời điểm ghi trong giấy hẹn người vi phạm đến nhận lại giấy phép lái xe không yêu cầu phải thi lại các quy định của luật giao thông đường bộ.
Con thương binh có được giảm mức tiền phạt không;
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
Điều 9. Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1.Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2.Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3.Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4.Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5.Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn thuộc diện con thương binh, không thuộc tình tiết giảm nhẹ nên sẽ không được giảm mức tiền phạt.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề điều khiển xe có nồng độ cồn 0,36mg/1l khí thở thì bị phạt bao nhiêu tiền.Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề cho người giao thông, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Quy định về vấn đề nộp phạt tại chỗ cho CSGT khi vi phạm giao thông