Lái xe du lịch có phải tập huấn nghiệp vụ du lịch không
Cho tôi hỏi tôi điều khiển xe kinh doanh vận tải khách du lịch thì có bắt buộc phải tập huấn nghiệp vụ du lịch không? Trường hợp CSGT lập biên bản lỗi không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ du lịch thì bị xử phạt thế nào?
- Lái xe chở khách du lịch có cần phải có chứng chỉ nghiệp vụ du lịch không
- Quy định về chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, chứng chỉ nghiệp vụ vận tải
Tổng đài tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, lái xe du lịch có phải tập huấn nghiệp vụ du lịch không
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 10/2010/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 11. Quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
2. Quy trình bảo đảm an toàn giao thông phải thể hiện rõ các nội dung sau:
a) Áp dụng đối với đơn vị kinh doanh vận tải: theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải; thực hiện kiểm tra điều kiện an toàn giao thông của xe ô tô và lái xe ô tô trước khi thực hiện hành trình (đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi thực hiện kiểm tra theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị); chấp hành quy định về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc trong ngày của lái xe; chế độ bảo dưỡng sửa chữa đối với xe ô tô kinh doanh vận tải; chế độ kiểm tra, giám sát hoạt động của xe ô tô và người lái xe trên hành trình; có phương án kiểm soát để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe khi đã kết thúc hành trình (áp dụng đối với xe kinh doanh vận tải hành khách); tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho lái xe; có phương án xử lý khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình kinh doanh vận tải; chế độ báo cáo về an toàn giao thông đối với lái xe, người điều hành vận tải;“
Như vậy, theo quy định này thì đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ cho lái xe kinh doanh vận tải.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 4. Quy định đối với nhân viên phục vụ trên phương tiện vận tải khách du lịch đường bộ
1. Nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải khách du lịch phải được tập huấn về nghiệp vụ và các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh vận tải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Đối với lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch, đơn vị kinh doanh vận tải phải tập huấn nghiệp vụ du lịch cho người lái xe như nội dung tập huấn đối với nhân viên phục vụ.”
Theo đó, trong trường hợp bạn là lái xe đồng thời là nhân viên phục vụ khi vận chuyển khách du lịch thì phải tham gia tập huấn nghiệp vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là lái xe và nhân viên phục vụ là một cá nhân khác thì bạn không phải tham gia tập huấn nghiệp vụ du lịch.
Thứ hai, xử phạt lỗi không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ du lịch
“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);
10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g , điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;
11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;”
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp bạn không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ du lịch thì phía công ty của bạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, bạn còn bị tước quyền sử dụng phù hiệu từ 01 tháng đến 03 tháng và buộc phải tập huấn nghiệp vụ theo quy định.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc. Bạn liên hệ Tổng đài tư vấn online về Giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được tư vấn.
->Chở hành khách không có tên trong danh sách hành khách
- Xử phạt vi phạm vượt đèn đỏ và đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy
- Đăng ký xe và cấp biển số mới cho xe ô tô 29 chỗ phải chịu mức phí nào?
- Ô tô đỗ xe trên dốc mà không chèn bánh có bị xử phạt không?
- Xe máy quá tốc độ 20km phạt bao nhiêu tiền
- Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ