Xử phạt khi tự ý chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
Gia đình tôi có mảnh đất nông nghiệp có ghi mục đích sử dụng đất là trồng lúa. Hiện nay gia đình tôi muốn chuyển diện tích đất trồng lúa này sang trồng các cây ăn quả lâu năm. Cho tôi hỏi gia đình tôi có phải làm hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất không? Hồ sơ cần những giấy tờ gì? Nếu gia đình tôi không chuyển mục đích mà tự ý trồng cây lâu năm thì bị phạt gì không?
- Hồ sơ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa mới nhất
- Quy định mới về điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên ruộng lúa
Luật sư tư vấn online về Luật đất đai 24/7: 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm có phải xin phép không
Căn cứ Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai năm 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì phải làm hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Thứ hai, thủ tục để chuyển mục đích từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT thì để được chuyển mục đích sử dụng đất thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận).
Tại điểm a khoản 2 Điều 59 Luật đất đai 2013 có quy định nơi nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất như sau :
“2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
a) Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định”.
Đồng thời, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 :
“Điều 60. Nộp hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính về đất đai :
b) Phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật đất đai.”
Như vậy, trường hợp bạn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì nộp hồ sơ tại Phòng tài nguyên và môi trường.
Thứ ba, xử phạt khi tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi thủy sản
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 5 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 9. Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
1. Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng (trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP) thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tạiĐiều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định này thì khi bạn chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu na,ư thì tùy thuộc vào diện tích mà bạn chuyển đổi để áp dụng mức xử phạt hành chính khác nhau. Bạn có thể tham khảo quy định trên để xác định mức xử phạt của mình.
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Dịch vụ tư vấn online về Pháp luật đất đai 24/7: 1900 6172để được tổng đài tư vấn.
–>Nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở đâu?
- Khi mua đất của người nhận thừa kế không mà không có di chúc
- Người chưa thành niên có được tự chuyển nhượng thửa đất mà họ đã đứng tên
- Công ty TNHH có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa không
- Bồi thường thiệt hại khi có đường dây điện cao thế chạy qua mảnh đất
- Thủ tục sang tên trước bạ khi chuyển nhượng đất đai