Năm 2023 xử phạt lỗi xe không chính chủ trong những trường hợp nào?
Tôi có nghe thông tin là nếu đi xe máy không chính chủ xe bị phạt rất nặng. Thông tin này khiến nhiều người hoang mang khi chạy xe không đứng tên của mình. Tổng đài cho em hỏi thông tin này có đúng không? Năm 2023 xử phạt lỗi xe không chính chủ trong những trường hợp phát hiện vi phạm như thế nào?
- Mượn xe khi tham gia giao thông có bị xử phạt lỗi xe không chính chủ hay không
- Con điều khiển xe của mẹ thì có bị xử phạt với lỗi không chính chủ
Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, mức xử phạt lỗi xe không chính chủ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Căn cứ theo điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi điều khiển xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;“
Như vậy, theo quy định trên, Nghị định 100/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã thay thế Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, đối với lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô là 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức.
Thứ hai, xử phạt lỗi xe không chính chủ trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 80. Thủ tục xử phạt đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ, đường sắt
10. Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông; qua công tác đăng ký xe.”
Như vậy, theo quy định trên, việc không làm thủ tục đăng ký sang tên xe chỉ bị xử lý khi phát hiện vi phạm qua:
– Cơ quan có thẩm quyền thực hiện công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;
– Qua công tác đăng ký xe.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Năm 2020 làm thế nào để tránh bị phạt lỗi xe không chính chủ?
Hiện nay lỗi xe không chính chủ được áp dụng với ai?
- Ô tô lùi xe tại nơi tầm nhìn bị che khuất bị xử phạt như thế nào?
- Lái xe ô tô vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép bị phạt thế nào?
- Thủ tục cấp phù hiệu cho xe trung chuyển hành khách theo quy định
- Quy định pháp luật về nộp phạt vi phạm giao thông qua đường bưu điện
- Hộp đen không hoạt động có bị tước Giấy phép lái xe không?