19006172

Xe đứng tên hộ kinh doanh thì phạt vi phạm theo tổ chức hay cá nhân?

Xe đứng tên hộ kinh doanh thì phạt vi phạm theo tổ chức hay cá nhân?

Xe đứng tên hộ kinh doanh thì phạt vi phạm theo tổ chức hay cá nhân? Xin chào tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có thắc mắc muốn được tư vấn và giải đáp như sau: Xe ô tô của gia đình tôi đứng tên hộ kinh doanh để tham gia kinh doanh vận tải.  Cho tôi hỏi xe đứng tên của hộ kinh doanh thì được áp dụng mức phạt của cá nhân hay tổ chức khi xử phạt lỗi sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông? Mức phạt lỗi này bao nhiêu tiền ạ? Xin cảm ơn!



hộ kinh doanh thì phạt vi phạm theo tổ chức

Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề xe đứng tên của hộ kinh doanh thì phạt vi phạm theo tổ chức hay cá nhân

Căn cứ theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.”

Như vậy, theo quy định trên, hộ kinh doanh không được xếp vào nhóm tổ chức để xử phạt vi phạm hành chính nên khi xe đứng tên hộ kinh doanh vi phạm thì bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.

Thứ hai, xử phạt hộ kinh doanh lỗi sử dụng lái xe không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông

Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 4, điểm a khoản 10 và điểm d khoản 11 Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:

“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

g) Sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên xe để tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mà không được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ);

10. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm l, điểm o, điểm p, điểm q, điểm r, điểm s, điểm t khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm o, điểm p, điểm q khoản 6; điểm e, điểm i khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm;

11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 4, điểm đ khoản 7 Điều này buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ hoặc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe và nhân viên phục vụ trên xe theo quy định;

Như vậy, theo quy định trên, trường hợp sử dụng lái xe không có chứng chỉ tập huấn nghiệp vụ vận tải thì bạn sẽ bị bị xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng;

– Tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng đối với xe vi phạm; 

– Buộc phải tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lái xe theo quy định.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Quy định về giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy

Quy định về đối tượng phải có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải

luatannam