Đỗ xe máy dưới lòng đường sẽ bị xử phạt bao nhiêu
Tôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, đi chợ và có đi xe máy theo. Khi mua hàng thì tôi có đỗ xe gọn vào lề đường, sát mép đường luôn nhưng bị công an giao thông bắt với lỗi đỗ xe ở lòng đường mà tôi đỗ mép đường chứ không phải lòng đường. Sau đó họ phạt tôi có đúng không? Họ bắt tôi đóng 350k ký biên bản và đi, chứ không đưa biên bản cho tôi gì cả. Tôi đã nộp 350k cho họ. Xin hỏi vậy có đúng không ạ? Cảm ơn anh chị
- Họp chợ dưới lòng đường xử lý như thế nào?
- Quy tắc người điều khiển phương tiện cần tuân thủ khi dừng đỗ xe năm 2023
- Lỗi đỗ xe trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, có được dừng đỗ xe ở lòng đường, sát mép đường không;
Căn cứ tại Điều 1 Quyết định số 1818/QĐ-UB-QLĐT ngày 13 tháng 06 năm 1994 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quy định về việc quản lý và sử dụng lòng lề đường như sau:
“Điều 1.
– Lề đường (vỉa hè) là không gian được giới hạn bởi lòng đường và các công trình xây dựng hợp pháp, dùng cho sự đi lại của người đi bộ và bố trí một số công trình đô thị (hệ thống cung cấp điện, nước, thoát nước, điện thoại, biển hiệu giao thông, thảm cỏ cây xanh phục vụ công đồng đô thị…). Bề rộng lề đường tính từ đường biên bộ vỉa hè đến đường biên các công trình xây dựng hợp pháp (gọi tắt là lộ giới).
– Lòng đường (gồm mặt cầu, mặt đường) là phần đất và không gian nằm giữa 2 lề đường giành cho các phương tiện giao thông đi lại và bố trí một số công trình đô thị.”
Theo quy định trên: Lề đường hay còn gọi cách khác là vỉa hè, dành cho người đi bộ còn lòng đường là phần dành cho đường xe chạy.
Do đó, trong trường hợp này: khu chợ mà bạn đi đang hoạt động tại lòng đường. Việc bạn tạm dừng xe hoặc đỗ xe sát lề đường để mua hàng được gọi là hành vi dừng, đỗ xe ở lòng đường. Theo đó, hành vi này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do dừng đỗ xe ở lòng đường xe chạy gây ảnh hưởng đến giao thông.
Thứ hai, mức phạt khi dừng đỗ xe ở lòng đường, sát mép đường;
Căn cứ tại điểm a và đ Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;”
Theo quy định trên, hành vi dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng – 400.000 đồng. Mức trung bình sẽ là 350.000 đồng.
Thứ ba, có được nộp phạt trực tiếp không;
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Như vậy, đối với phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân thì người có thẩm quyền xử phạt được ra quyết định xư rphatj vi phạm hành chính tại chỗ. Do đó, trong trường hợp này: lỗi của bạn bị phạt 350.000 đồng thì không thuộc trường hợp được đóng trực tiếp mà bên công an giao thông không ra quyết định xử phạt và đưa biên lai thu tiền cho bạn là sai. Quy trình xử phạt sẽ như sau:
Bước 01: Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính. Giao cho người vi phạm 1 bản và người có thẩm quyền giữ 01 bản;
Bước 02: Hẹn người vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền để làm việc và ra Quyết định xử phạt;
Bước 03: Người vi phạm căn cứ vào quyết định xử phạt thực hiện nộp phạt theo đúng quy định và được nhận Biên lai nộp phạt.
Bước 04: Người vi phạm nhận lại các giấy tờ xe nếu có
Vậy, bạn có quyền khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của bản thân;
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Người điều khiển phương tiện cần phải làm gì khi dừng xe, đỗ xe?
- Đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” P.131c có bị tạm giữ giấy phép lái xe?
Mọi thắc mắc liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính khi tham gia giao thông; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Ô tô chuyên dùng gồm những loại nào theo quy định mới nhất?
- CSGT cấp tỉnh có được xử phạt đối với xe lưu thông trên đường quốc lộ?
- Xử phạt lỗi điều khiển xe máy nhưng không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối
- Xử phạt khi đi ô tô không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
- Quy định xử phạt lỗi điều khiển xe ô tô đỗ xe nơi có biển cấm đỗ xe