Bỏ ruộng không trồng lúa có bị xử phạt không?
Chào tổng đài tư vấn luật đất đai! Ở địa phương tôi, do tình hình chuột cắn lúa quá nhiều dẫn tới giảm năng suất khi sản xuất và những chi phí khác tăng cao nên việc sản xuất nông nghiệp không có hiệu quả kinh tế. nhiều bà con đang bàn nhau bỏ ruộng không cấy lúa nữa. Trường hợp bà con bỏ ruộng hoang không cấy lúa nữa thì có bị xử phạt không? Xin cảm ơn sự giải đáp của tổng đài!
- Có được thuê đất trồng lúa để làm bãi đỗ xe không?
- Bỏ hoang đất trồng lúa nhiều năm thì có bị thu hồi đất hay không?
- Có được chuyển nhượng đất trồng lúa khi không sinh sống ở nơi có đất không?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề Bỏ ruộng không trồng lúa có bị xử phạt không?; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, đất trồng lúa là loại đất gì?
Đất trồng cây hàng năm là các loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT giải thích về các loại đất này như sau:
– Đất trồng cây hàng năm: Là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm được lưu gốc để thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và cây hàng năm theo chế độ canh tác không thường xuyên theo chu kỳ.
Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Theo quy định này, đất trồng lúa là loại đất trồng cây hàng năm.
Thứ hai, bỏ hoang đất trồng lúa bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ pháp luật: Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục
1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.”
Như vậy, khi người có quyền sử dụng đất không sử dụng đất trồng cây hàng năm nói chung hay đất trồng lúa nói riêng trong vòng 12 tháng liên tục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng tới 10 triệu đồng tùy vào diện tích mà người có quyền sử dụng đất đã bỏ hoang.
Ngoài ra, cơ quan nhà nước còn buộc người sử dụng đất phải thực hiện đưa đất trồng lúa vào canh tác hoặc tiến hành thu hồi đất trồng lúa theo quy định của luật đất đai đối với những trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục bỏ hoang đất trồng lúa.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Các trường hợp nào không được chuyển nhượng đất trồng lúa?
- Có được sử dụng tiếp đất trồng lúa khi hết hạn mà không gia hạn?
Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề Bỏ ruộng không trồng lúa có bị xử phạt không?, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Để thừa kế quyền sử dụng đất của người khác phải làm sao?
- Cần thực hiện nghĩa vụ tài chính nào khi nhận thừa kế rừng
- Bồi thường về tài sản trên đất hoang khi thu hồi đất
- Quy định về thủ tục cấp sổ đỏ cho doanh nghiệp được giao đất
- Chuyển quyền sử dụng đất của vợ thành quyền sử dụng đất chung của vợ và chồng