19006172

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm

Khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm

Xin chào luật sư ạ. Tôi tên là Luân ở Bắc Kạn ạ. Tôi muốn hỏi luật sư: Tôi có 1 lô đất đã thuộc sổ đỏ của tôi nhưng có người ngoài về chiếm lô đất đấy và đã được ủy ban nhân dân xã giải quyết và tôi đã lấy lại được lô đất đấy rồi. Giờ tôi muốn kiện lại để lấy danh dự cho gia đình tôi và cả họ của tôi. Tôi rất mong được giúp đỡ ạ. Tôi xin chân thành cảm ơn nhiều.



Tư vấn Luật Dân sự:bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Theo Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 thì danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Do đó, người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bên cạnh đó, căn cứ bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định theo Khoản 1 Điều 584 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.

Theo đó, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

+) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

+) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

Và khi bạn chứng minh được thiệt hại về danh dự, nhân phẩm và uy tín của mình thì có thể yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường. Mức bồi thường do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở. Hiện nay, lương cơ sở là 1.210.000 đồng và từ 1/7/2017 tăng lên là 1.300.000 đồng.

bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm

Tổng đài tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến 24/7: 1900 6172

Về thẩm quyền giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại

Căn cứ Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật này;

c) Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật này.”

Do đó, trong trường hợp này, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn (người xúc phạm nhân phẩm, danh dự của bạn) để bảo vệ quyền lợi của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau: Tranh chấp đất đai và hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về bồi thường thiệt hại về danh dự, nhân phẩm vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam