Hưởng trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật
Xin chào công ty tư vấn, cháu muốn tư vấn về trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật. Cháu bị khuyết tật vận động từ bé. Cháu có làm chế độ trợ cấp xã hội cho người khuyết tật. Nhưng cháu chỉ được hưởng 1 năm trợ cấp rồi không được hưởng trợ cấp nữa. Cháu có ra xã hỏi nhưng học bảo chỉ những người không đi lại được nữa mới được hưởng trợ cấp hằng tháng. Cháu bị cắt trợ cấp xã hội không được hưởng nữa. Vậy cháu muốn làm hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội cho người khuyết tật có được không? Thủ tục gồm những loại giấy tờ nào? Mong các luật sư tư vấn giúp cháu, cháu xin cảm ơn!
- Trợ cấp xã hội cho người cao tuổi thuộc hộ nghèo
- BHYT của người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng
- Người cao tuổi không hưởng lương hưu được hưởng bảo hiểm y tế?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật; chúng tôi xin trả lời như sau:
Về người khuyết tật
Căn cứ theo khoản 1, Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP quy định:
“Điều 2. Dạng tật
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.”
Như vậy, người bị khuyết tật vận động là người bị giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân tay, thân mình. Điều này dẫn đến người đó bị hạn chế trong vận động, di chuyển.
Trong trường hợp của bạn: bạn bị khuyết tật vận động. Do đó hoạt động các chi của bạn bị hạn chế trong vận động, di chuyển. Và bạn thuộc đối tượng người khuyết tật theo quy định của Luật người khuyết tật 2010.
Về đối tượng hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật người khuyết tật năm 2010:
“Điều 44. Trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.”
Và căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:
“Điều 4. Xác định mức độ khuyết tật
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;”
Như vậy
Người khuyết tật thuộc diện đối tượng hưởng trợ cấp xã hội. Người khuyết tật muốn được hưởng trợ cấp xã hội phải thuộc các trường hợp sau:
+) Người khuyết tật đặc biệt nặng suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên;
+) Người khuyết tật nặng suy giảm từ 61% đến 80% khả năng lao động.
Trong trường hợp của bạn: bạn bị khuyết tật vận động. Tuy nhiên bạn không nêu rõ mức độ suy giảm khả năng lao động của bạn. Chính vì thế chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
+) Nếu bạn bị suy giảm từ 61% trở lên thì bạn thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
+) Nếu bạn bị suy giảm dưới 61% khả năng lao động thì bạn không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Về hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 136/2013/NĐ-CP:
“Điều 7. Hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng
1. Tờ khai của đối tượng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản sao sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là công an cấp xã).
3. Bản sao giấy khai sinh đối với trường hợp trẻ em.
4. Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV.
5. Bản sao giấy khai sinh của con của người đơn thân đối với trường hợp người đơn thân nghèo đang nuôi con.
6. Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc người cao tuổi có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) và đơn của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định đối với đối tượng quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định này.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật bao gồm các giấy tờ sau:
+) Tờ khai theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
+) Bản sao sổ hộ khẩu của bạn hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn;
Kết luận
Tóm lại, trường hợp bạn là người khuyết tật vận động. Nếu bạn có kết luận của Hội đồng giám định y khoa chứng nhận suy giảm từ 61% khả năng lao động trở lên thì bạn được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật tại các bài viết:
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề vướng mắc về trợ cấp xã hội cho đối tượng người khuyết tật. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe khi vừa là thương binh và người bị địch bắt tù, đày
- Thời điểm áp dụng tăng trợ cấp người có công với cách mạng
- Có thể truy lĩnh trợ cấp thương binh hàng tháng hay không?
- Truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Người hy sinh trong trường hợp nào được xem xét xác nhận là liệt sĩ?