Nội dung câu hỏi:
Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng cho người lao động áp dụng từ ngày 1/7/2022 đã làm khó không ít những người làm Hành chính – Nhân sự trong công cuộc xác định lao động nào là qua đào tạo, lao động nào chưa qua đào tạo nhằm trả lương cho đúng. Do đó, bạn xem chi tiết dưới đây để hiểu hơn về cách xác định lao động qua đào tạo;
- Xác định người lao động đã qua đào tạo được tính 7% tiền lương
- Lao động được công ty hướng dẫn có coi là đã qua đào tạo nghề?
- Công nhân may có được xếp vào trường hợp đã qua đào tạo nghề
- Mức đóng hàng tháng và mức tiền lương tối đa tháng đóng bảo hiểm y tế
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Cách xác định người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 90/2019/ NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ ngày 1/7/2022) quy định như sau:
“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
2. Người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề bao gồm:
a) Người đã được cấp chứng chỉ nghề, bằng nghề, bằng trung học chuyên nghiệp, bằng trung học nghề, bằng cao đẳng, chứng chỉ đại học đại cương, bằng đại học, bằng cử nhân, bằng cao học hoặc bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ theo quy định tại Nghị định số 90-CP ngày 24 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ quy định cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng, chứng chỉ về giáo dục và đào tạo;
b) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ; văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp; văn bằng giáo dục đại học và văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên theo quy định tại Luật Giáo dục năm 1998 và Luật Giáo dục năm 2005;
c) Người đã được cấp chứng chỉ theo chương trình dạy nghề thường xuyên, chứng chỉ sơ cấp nghề, bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề hoặc đã hoàn thành chương trình học nghề theo hợp đồng học nghề quy định tại Luật Dạy nghề;
d) Người đã được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định của Luật Việc làm;
đ) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng; đào tạo thường xuyên và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác theo quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp;
e) Người đã được cấp bằng tốt nghiệp trình độ đào tạo của giáo dục đại học theo quy định tại Luật Giáo dục đại học;
g) Người đã được cấp văn bằng, chứng chỉ của cơ sở đào tạo nước ngoài;
h) Người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề.”
Những người lao động thuộc các trường hợp trên thì được coi là người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề. Tuy nhiên, Nghị định 90/2019/NĐ-CP đã hết hiệu lực từ ngày 1/7/2022 và thay thế vào đó là Nghị định 38/2022/NĐ-CP tuy nhiên, Nghị định 38 lại không có quy định nào về cách xác định người lao động đã qua đào tạo, học nghề. Do đó, có thể tham khảo tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
NLĐ thuộc đối tượng là đã qua học nghề, đào tạo nghề thì có phải cộng thêm 7% không?
Trường hợp này, mức lương tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ 1/7/2022) quy định:
“Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng
1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trước đó Nghị định 90/2019/NĐ-CP đã có quy định về việc cộng thêm 7% cho đối tượng người lao động qua đào tạo, học nghề. Tuy nhiên, đến Nghị định 38/2022/NĐ-CP không còn quy định. Hơn nữa, tại mục 2.6 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng đã bãi bỏ quy định về mức lương đóng BHXH của NLĐ phải cộng thêm 5% hoặc 5% cho đối tượng công việc phức tạp.
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 38/2022, mức lương tối thiểu vùng theo tháng chỉ là mức lương thấp nhất trả lương cho người lao động được trả lương theo tháng khi đã làm đủ thời giờ làm việc bình thường và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận.
Nhằm hướng dẫn cụ thể hơn về việc áp dụng mức lương tối thiểu vùng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN, với những nội dung đáng chú ý sau:
– Rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
– Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Không thuộc đối tượng là người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì trả lương thế nào?
Nếu nhân viên công ty bạn không đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì công ty chỉ cần trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì mức lương của người lao động được trả như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Thế nào là người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Mức lương tối thiểu vùng để đóng bảo hiểm xã hội
- Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trợ cấp thất nghiệp khi công ty chậm trả sổ bảo hiểm xã hội?
- Thủ tục bảo lưu sau khi hưởng xong TCTN mà vẫn còn tháng lẻ
- Cháu bị tàn tật có được nhận trợ cấp tuất hàng tháng không?
- Làm thế nào để đóng tiếp BHXH khi đã bị hủy sổ do hưởng BHXH 1 lần?
- Khi nào thì doanh nghiệp được báo giảm lao động nữ nghỉ thai sản