Công nhân may có được xếp vào trường hợp đã qua đào tạo nghề
Em đã đọc Điều 3 Nghị định 38/2022/ NĐ-CP quy định về đối tượng qua đào tạo nghề nhưng chiếu vào trường hợp của công ty em em vẫn không xác định được là đối tượng này được xếp vào trường hợp nào: công ty em là công ty may, công nhân không yêu cầu bằng cấp, công ty cũng không tổ chức đào tạo nghề cho công nhân nhưng sau một tháng thử việc thì sẽ ký hợp đồng chính thức và bố trí công nhân vào làm ở hai vị trí: may hoặc phụ may. Vậy em có thể xếp công nhân may bên em vào đối tượng chưa qua đào tạo được không ạ hay bắt buộc phải xếp vào trường hợp đã qua đào tạo? Em xin cảm ơn.
- Thế nào là người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề?
- Khi nào người lao động phải cộng thêm 7% chi phí đào tạo
- Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
Tư vấn hợp đồng lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về vấn đề: Công nhân may có được xếp vào trường hợp đã qua đào tạo nghề, chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Trong trường hợp của bạn có một số vấn đề chúng tôi xin tư vấn như sau:
Về thời gian thử việc:
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Bộ Luật lao động 2012:
“Điều 25. Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Có thể thấy, người lao động công ty bạn không cần bằng cấp, cũng không tổ chức đào tạo mà chỉ cho công nhân thử việc và sau 1 tháng sẽ bố trí cho họ vào làm việc. Đối với công việc có tính chất như vậy, nếu đúng theo quy định thì đơn vị bạn chỉ được thử việc có thời hạn tối đa là 06 ngày. Có chăng 1 tháng thử việc như hiện tại công ty bạn áp dụng là hình thức học việc, tập việc và nếu ai đạt sẽ được ký hợp đồng lao động chính thức?
Về vấn đề lao động qua học nghề, đào tạo:
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Bộ luật lao động năm 2019 thì:
“Điều 61. Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.”
Theo đó, người đã được doanh nghiệp đào tạo nghề hoặc tự học nghề và được doanh nghiệp kiểm tra, bố trí làm công việc đòi hỏi phải qua đào tạo nghề thì được xác định là người lao động qua học nghề, đào tạo nghề. Tuy doanh nghiệp bạn không tổ chức đào tạo nghề nhưng trong thời gian thử việc, đơn vị sẽ phải tổ chức cho người lao động học việc, đào tạo các kiến thức về mặt chuyên môn. Vì vậy, vẫn phải xếp họ vào nhóm người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (nghề may).
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Công nhân may có được xếp vào trường hợp đã qua đào tạo nghề. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Mức lương tối thiểu vùng để đóng bảo hiểm xã hội
Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.