Các bước để được hưởng trợ cấp khuyết tật theo quy định mới nhất
Mấy anh chị cho em hỏi bố em sinh năm 1942. Bố bị tai biến mấy năm vận động tay chân bị giảm; đặc biệt các chi chân trái và tay trái không cử động được. Vậy em xin hỏi các bước để được hưởng trợ cấp khuyết tật cho bố của em như thế nào vậy ạ? Mức trợ cấp bố em được hưởng là bao nhiêu? Khi Nhà nước tăng lương tối thiểu chung thì trợ cấp của bố em có tăng lên hay không? Và bố em có được hưởng BHYT hay không? Em cám ơn nhiều!
- Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật
- Người khuyết tật chết thì thân nhân có được hỗ trợ không
Tư vấn Chế độ chính sách trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, các bước để được hưởng trợ cấp khuyết tật
Bước 1: Đề nghị xác định mức độ khuyết tật
Căn cứ Điều 4 và Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH để đề nghị xác định mức độ khuyết tật, cần chuẩn bị hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH.
– Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
Bố của bạn hoặc người đại diện hợp pháp cần gửi hồ sơ nêu trên tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bố của bạn cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của bố bạn/người đại diện hợp pháp.
– Sổ hộ khẩu của bố bạn/người đại diện hợp pháp.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng sẽ có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo luật định để xác định mức độ khuyết tật cho bố của bạn.
Bước 2: Đề nghị hưởng trợ cấp người khuyết tật
Bố của bạn sẽ được nhận trợ cấp xã hội nếu được xác định là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng. Trường hợp được xác định là người khuyết tật nhẹ thì bố của bạn không được hưởng trợ cấp xã hội.
Theo Điều 20 và Điều 21 Nghị định 28/2012/NĐ-CP, để được hưởng trợ cấp xã hội, cần làm hồ sơ sau đây và gửi Ủy ban nhân dân cấp xã:
– Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu số 1đ được ban hành kèm theo Thông tư 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC;
– Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
– Bản sao Sổ hộ khẩu;
– Bản sao chứng minh nhân dân của bố bạn.
Thứ hai, về mức trợ cấp khuyết tật hàng tháng
Khoản 1 Điều 15 và Điểm a, c Khoản 1 Điều 16 Nghị định 28/2012/NĐ-CP như sau:
“Điều 15. Mức chuẩn xác định các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định tại các Điều 16, 17 và 18 Nghị định này.”
“Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật nặng;”
Theo đó, mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội theo quy định hiện tại là 270.000 đồng (khoản 1 Điều 4 Nghị định 136/2013/NĐ-CP) nên bố bạn sẽ được nhận mức trợ cấp hàng tháng là 405.000 đồng nếu là khuyết tật nặng hoặc 540.000 đồng nếu là khuyết tật đặc biệt nặng.
Thứ ba, về vấn đề tăng trợ cấp khuyết tật theo lương cơ sở
Căn cứ Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở cũng chỉ dùng làm căn cứ:
– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật;
– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
Trong khi đó, mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người khuyết tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội là 270.000 đồng. Mức chuẩn trợ cấp này không phụ thuộc vào lương cơ sở. Vì vậy, việc tăng lương cơ sở từ ngày sẽ không ảnh hưởng đến đến mức trợ cấp hàng tháng đối với người khuyết tật.
Thứ tư, về bảo hiểm y tế cho người khuyết tật
Căn cứ Khoản 8 Điều 3 và Khoản 5 Điều 11 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
8. Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội”.
“Điều 11. Lập danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế của một số đối tượng
5. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm lập danh sách đối tượng quy định tại Điều 2; các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 16 và 17 Điều 3; khoản 1, 2 và 4 Điều 4 và Điều 5 Nghị định này”.
Như vậy, nếu bố của bạn là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng thì cũng được cấp thẻ BHYT miễn phí. Ủy ban nhân dân xã sẽ có trách nhiệm lập danh sách để đề nghị cấp thẻ cho bố của bạn.
Nếu còn vướng mắc về các bước để được hưởng trợ cấp khuyết tật bạn; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ khuyết tật trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Quy định mới về rút ngắn thời hạn cấp giấy xác nhận khuyết tật