Chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong
Xin chào anh chị tư vấn! Tôi muốn tư vấn về chế độ mai táng phí đối với thanh niên xung phong. Mẹ tôi là thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp; được tặng kỷ niệm chương và hưởng trợ cấp một lần. Mẹ tôi mất, vậy gia đình tôi có được hưởng mai táng phí thanh niên xung phong không? Cán bộ phụ trách lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội ở xã tôi cho biết; mẹ tôi không thuộc đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế; do đó gia đình không được hưởng chế độ mai táng phí. Họ trả lời như thế có đúng không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Mức hưởng mai táng phí là bao nhiêu?
- Vợ liệt sỹ tái giá khi chết có được mai táng phí không?
- Mai táng phí cho người cao tuổi đang hưởng tuất hàng tháng
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn, với câu hỏi của bạn về vấn đề mai táng phí cho vợ liệt sĩ tái giá khi chết, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Về đối tượng thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 24/2009/TT – BLĐTBXH:
“Điều 1. Đối tượng
1. Đối tượng áp dụng
Đối tượng được hưởng chính sách theo Điều 1 Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg) là người tham gia lực lượng thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến chống Pháp (gọi tắt là thanh niên xung phong) bao gồm cả thanh niên xung phong tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh đến hết năm 1958.
2. Đối tượng không áp dụng
a) Thanh niên xung phong phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân hoặc đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù.
b) Thanh niên xung phong không hoàn thành nhiệm vụ.
c) Thanh niên xung phong thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc hoặc đã được Nhà nước mua bảo hiểm y tế thì không thuộc diện áp dụng chế độ bảo hiểm y tế quy định tại Thông tư này.
d) Thanh niên xung phong thuộc đối tượng được hưởng mai táng phí theo quy định hiện hành thì không thuộc diện áp dụng trợ cấp mai táng quy định tại Thông tư này.
e) Thanh niên xung phong đã xuất cảnh bất hợp pháp hoặc định cư ở nước ngoài bất hợp pháp.”
Như vậy, người hưởng các chế độ chính sách phải là người tham gia lực lượng thanh niên xung phong tập trung trong kháng chiến chống Pháp. Và người đó không thuộc các đối tượng nêu tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư 24/2009/TT-BLĐTBXH.
Về chế độ mai táng phí
Căn cứ theo quy định tại điểm a, Khoản 2 Thông tư 24/2009/TT – BLĐTBXH:
“Điều 2. Chế độ
2. Trợ cấp mai táng
a) Thanh niên xung phong chết, người hoặc tổ chức lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc do Luật Bảo hiểm xã hội quy định.”
Như vậy, thanh niên xung phong chết thì thân nhân sẽ được hưởng trợ cấp mai táng phí. Mức hưởng như các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong trường hợp của bạn: mẹ bạn là thanh niên xung phong thời kỳ kháng chiến chống pháp. Mẹ bạn đã được nhận trợ cấp cho người có công với cách mạng. Do đó khi mẹ bạn mất thì người lo mai táng sẽ nhận được trợ cấp mai táng phí. Mức trợ cấp mai táng phí bằng 10 lần mức lương cơ sở. Hiện nay lương cơ sở là 1.210.000 đồng. Do đó, người lo mai táng sẽ được nhận 12.100.000 đồng.
Về hồ sơ hưởng mai táng phí đối với thanh niên xung phong
Theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 4 Thông tư 24/2009/TT – BLĐTBXH:
“Điều 4. Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí
1. Hồ sơ
b) Thanh niên xung phong chết từ ngày Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg đến ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và thanh niên xung phong không hưởng bảo hiểm y tế theo Quyết định số 170/2008/QĐ-TTg (Mẫu số 04–B).
– Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
– Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết, kèm một trong những giấy tờ xác nhận là thanh niên xung phong quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 3 Thông tư này.”
Như vậy
Hồ sơ giải quyết chế độ mai táng phí bao gồm các giấy tờ sau:
+) Giấy khai tử do Ủy ban nhân dân xã cấp;
+) Bản khai của người hoặc tổ chức lo mai táng đối với thanh niên xung phong đã chết;
+) Bản sao có công chứng của một trong các giấy tờ sau: thẻ đội viên; giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ ở thanh niên xung phong; giấy khen trong thời kỳ tham gia thanh niên xung phong; lý lịch cán bộ, đảng viên có ghi là thanh niên xung phong.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Kết luận
Tóm lại trong trường hợp của bạn: mẹ bạn là thanh niên xung phong chết thì gia đình bạn sẽ được hưởng mai táng phí đối với thanh niên xung phong. Việc hưởng mai táng phí này không liên quan đến việc mẹ bạn có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không. Do đó câu trả lời của cán bộ phụ trách lĩnh vực Lao động – Thương binh và Xã hội là trái với quy định của pháp luật. Vì vậy, để bảo đảm bảo quyền lợi của mình, bạn có thể khiếu nại đến Trưởng phòng lao động – thương binh và xã hội.
Ngoài ra bạn có thể tìm hiểu thêm về mai táng phí đối với thanh niên xung phong tại các bài viết:
Điều kiện hưởng và thủ tục hưởng trợ cấp mai táng phí
Thời hạn thân nhân nộp hồ sơ hưởng trợ cấp mai táng phí
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về mai táng phí đối với thanh niên xung phong; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được giám định bổ sung bệnh do phơi nhiễm chất độc hóa học?
- Nhiễm chất độc 61% tới 80% trợ cấp được bao nhiêu?
- Thủ tục giám định vết thương còn sót đối với thương binh như thế nào?
- Trường hợp họ tộc có quyền cử người thờ cúng liệt sĩ
- Thương binh hạng 1/4 chết tại gia đình do vết thương tái có được xét liệt sĩ