Giám định để nâng mức trợ cấp đối với bệnh binh
Xin chào anh/chị tư vấn. Tôi muốn tư vấn về giám định để nâng mức trợ cấp đối với bệnh binh. Bố tôi là bệnh binh, mất sức lao động 61%. Hiện bố tôi đang điều trị bệnh ung thư tiền liệt tuyến. Theo tôi được biết, bệnh này có trong danh mục bệnh được xem xét giám định lại để nâng mức trợ cấp. Vậy bố tôi có được giám định để nâng mức trợ cấp đối với bệnh binh không? Mong anh chị tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng
- Bảo hiểm y tế cho người có công đang hưởng trợ cấp tuất
- Chế độ mai táng cho thân nhân người có công giúp đỡ cách mạng
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về giám định để nâng mức trợ cấp đối với bệnh binh; chúng tôi xin trả lời như sau:
Đối tượng được giám định nâng mức trợ cấp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2 Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH:
“Điều 2. Đối tượng khám giám định
1. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học (sau đây viết tắt là CĐHH) quy định tại Điều 38 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết; hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây viết tắt là Nghị định số 31/2013/NĐ-CP).”
Như vậy, người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học sẽ được giám định để nâng mức hưởng trợ cấp. Bao gồm các đối tượng sau:
+) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp; công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.
+) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân.
+) Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
+) Thanh niên xung phong tập trung.
+) Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
Điều kiện xác nhận bị nhiễm chất độc hóa học
Căn cứ Điều 39 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định:
“Điều 39. Điều kiện xác nhận
1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau:
a) Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định”.
Theo quy định trên khi đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01/8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại các chiến trường B, C, K mà bị nhiễm chất độc hóa học dẫn đến mắc bệnh thuộc danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh hoặc sinh dị dạng, dị tật thì được xác nhận là người nhiễm chất độc hóa học.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 7 Điều 7 Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH:
“Điều 7. Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer)”.
Như vậy
Ung thư tiền liệt tuyến là một trong các bệnh thuộc danh mục bệnh, tật, dị dạng; dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học.
Trong trường hợp của bạn: bố bạn là bệnh binh. Hiện nay bố bạn đang điều trị ung thư tiền liệt tuyến. Như vậy, nếu bố bạn thuộc các đối tượng nêu trên và đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K thì bố bạn sẽ được giám định để nâng mức trợ cấp.
Về hồ sơ giám định để nâng mức trợ cấp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH:
“Điều 10. Hồ sơ khám giám định y khoa
1. Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư này bao gồm:
a) Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này, do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở LĐTBXH ký tên và đóng dấu;
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
b) Có một trong các giấy tờ sau:
– Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.
c) Riêng đối với đối tượng mắc bệnh quy định tại Khoản 10 Điều 7 Thông tư này chỉ cần có giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên, được Sở LĐTBXH sao và xác nhận, không cần giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.”
Như vậy
Hồ sơ bố bạn cần chuẩn bị gồm có các giấy tờ sau:
+) Giấy giới thiệu của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội;
+) Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; hoặc
+) Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Kết luận
Tóm lại nếu bố bạn thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 38 Nghị định 31/2013/NĐ-CP; đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01/8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và bị bệnh ung thư tiền liệt tuyến; vậy bố bạn đủ điều giám định để nâng mức trợ cấp đối với người nhiễm chất độc hóa học.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm về giám định nâng mức trợ cấp đối với bệnh binh tại bài viết:
Các trường hợp được giám định bổ sung thương tật
Trợ cấp tuất hàng tháng cho thân nhân người bị nhiễm chất độc hoá học
Nếu còn vướng mắc về giám định nâng mức trợ cấp đối với bệnh binh; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Truy tặng Danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
- Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ cần giấy tờ gì?
- Chế độ khi người có Kỷ niệm chương chiến sĩ bị địch bắt, tù đày từ trần
- Ai sẽ được hỗ trợ từ Nhà nước khi đi thăm viếng mộ liệt sĩ?
- Thủ tục điều chỉnh thông tin cá nhân trong hồ sơ người có công