Nội dung câu hỏi:
Bố tôi có trực tiếp tham gia chiến đấu tại biên giới phía bắc. bố tôi nhập ngũ năm 1978 và xuất ngũ năm 1983. Bố tôi có được bằng khen và huy chương chiến sĩ vẻ vang. Bố tôi đã nhận trợ cấp một lần theo quyết định 62. Tôi muốn hỏi là trường hợp của bố tôi Tham gia chiến tranh biên giới có được trợ cấp hàng tháng không?
- Cấp thẻ BHYT cho người đang hưởng trợ cấp theo Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg
- Cùng hưởng theo Quyết định 62 nhưng quyền lợi BHYT khác nhau
- Giấy tờ làm căn cứ giải quyết trợ cấp theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn về: Cùng hưởng theo Quyết định 62 nhưng quyền lợi BHYT khác nhau; chúng tôi xin trả lời như sau:
Bộ đội tham gia chiến tranh biên giới có thuộc đối tượng hưởng chế độ theo Quyết định 62 không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định 62/2011/QĐ-TTG bộ đội tham gia chiến tranh biên giới thuộc trường hợp dưới đây sẽ được hưởng chế độ:
Quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân, nhập ngũ, tuyển dụng sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 trực tiếp tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế, có dưới 20 năm phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc (bao gồm cả số đi lao động hợp tác quốc tế về phục viên, xuất ngũ, thôi việc) trước ngày 01 tháng 4 năm 2000 hoặc chuyển ngành sau đó thôi việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 hoặc thương binh nặng đang điều dưỡng tại các đoàn điều dưỡng thương binh, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động, chế độ bệnh binh hàng tháng;
Tham gia chiến tranh biên giới có được trợ cấp hàng tháng không?
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 5 Quyết định 62/2011/QĐ-TTG quy định như sau:
“Điều 5. Chế độ trợ cấp
1. Chế độ trợ cấp hàng tháng được quy định như sau:
a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Quyết định này có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác được tính hưởng theo quy định tại Điều 4 Quyết định này (bao gồm cả số đối tượng đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc hiện đang công tác ở xã có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng khi tính nối thời gian phục vụ trong quân đội, công an, cơ yếu với thời gian công tác ở xã mà không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo quy định) được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng theo số năm công tác.
Mức trợ cấp là 925.000 đồng/tháng, nếu đủ 15 năm; sau đó cứ thêm một năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 5% của mức trợ cấp nêu trên.
Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng thì mức trợ cấp được điều chỉnh tương ứng.
b) Đối tượng được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ tháng tiếp theo; thân nhân của đối tượng từ trần được hưởng trợ cấp một lần bằng 03 tháng trợ cấp hiện hưởng của đối tượng từ trần.”
Theo quy định nêu trên, bộ đội Tham gia chiến tranh biên giới có được trợ cấp hàng tháng khi có từ 15 năm tới dưới 20 năm công tác.
Kết luận:
Bố của bạn đi bộ đội từ năm 1978, xuất ngũ năm 1982 và có trực tiếp chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở biên giới phía bắc. tuy nhiên, thời gian công tác của bác chỉ từ năm 1978 tới 1982 nên bác không thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định của quyết định 62/2011/QĐ-TTG. Do thời gian công tác của bác dưới 15 năm.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Người hưởng trợ cấp theo Quyết định 62 có được bảo hiểm y tế 100%
- Tiền mai táng phí cho người đang hưởng chế độ theo Quyết định 62
- Đối tượng được hưởng chế độ theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Trợ cấp tuất hàng tháng đối với con thương binh bị khuyết tật đặc biệt nặng
- Thẩm quyền quản lý công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
- Thủ tục giám định ADN và quy tập mộ liệt sĩ vào nghĩa trang
- Xác định đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
- Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mất được hưởng chế độ gì?