Tôi có thắc mắc về vấn đề chia di sản thừa kế khi bố mẹ qua đời không có di chúc như sau: Bố mẹ tôi có 3 anh, em trai. Hiện nay bố mẹ tôi đã qua đời và có để lại mảnh đất của ông cha, đất có bìa đỏ mang tên bố tôi. Nhưng bố mẹ tôi không để lại quyền thừa kế cho ai. Hiện nay anh tôi đã mất còn chị dâu với tôi và em trai tôi. Vậy mảnh đất của bố tôi sẽ được chia như thế nào theo luật (Chúng tôi không có thỏa thuận nào cả)?
- Thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế
- Chia di sản thừa kế theo pháp luật
- Cấp GCN quyền sử dụng đất khi được thừa kế
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6172. Với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật đất đai số 45/2013/QH13 điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
” 1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.”
Do đó, trường hợp mảnh đất mà bố bạn để lại đáp ứng các điều kiện trên thì phần đất đó được xác định là di sản thừa kế.
Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật:
” 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 652. Thừa kế thế vị
Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, trường hợp này mảnh đất của bố mẹ bạn để lại có sổ đỏ mang tên bố bạn mà không có di chúc thì mảnh đất này sẽ được chia theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, thông tin bạn cung cấp chưa được rõ ràng nên trường hợp của bạn sẽ được giải quyết như sau:
– Nếu mà anh trai bạn mất trước hoặc cùng một thời điểm với bố bạn thì khi đó mảnh đất này được chia làm 3 phần bằng nhau cho bạn, em trai bạn và các con của anh trai bạn;
– Nếu mà anh trai bạn mất sau khi bố bạn mất thì mảnh đất đó được chia làm 3 phần bằng nhau cho bạn, anh trai bạn và em trai bạn. Tuy nhiên, phần đất của anh trai bạn sẽ được chia cho hàng thừa kế thứ nhất của người này là các con của anh trai bạn và chị dâu bạn.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Chia di sản thừa kế là đất khi hết thời hiệu khởi kiện
Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Đất nhận thừa kế theo di chúc có được miễn lệ phí trước bạ không?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được công ty tư vấn.
- Tặng cho đất của hộ gia đình cho một người khác
- Bồi thường khi diện tích đất thực tế thu hồi nhỏ hơn sổ đỏ
- Trường hợp xin cấp trang bổ sung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Nhà nước thu hồi đất hết thời hạn sử dụng có được bồi thường không
- Tranh chấp về mốc giới thỏa thuận giữa hai hộ gia đình liền kề