Kháng cáo bản án phúc thẩm
Cho tôi hỏi về vấn đề kháng cáo bản án phúc thẩm. Năm 1996 tôi cho đất người ta mượn làm nền nhà ở một thời gian sẽ trả lại nhưng họ đã biến thành đất của họ luôn họ không trả cho tôi nữa hiện nay tôi đang đề nghị lên toà án phúc thẩm để giải quyết và toà phán cho họ như vậy tôi còn có thể kháng cáo lên toà án tối cao không?
- Cấp giấy chứng nhận sau khi giải quyết tranh chấp đất đai
- Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp huyện
- Thời gian thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 17 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định như sau:
“Điều 17. Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.”
Theo đó, một trong những nguyên tắc trong tố tụng dân sự là đảm bảo chế độ xét xử hai cấp. Bản án, quyết định sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định pháp luật tố tụng. Đối với bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ việc phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án, do đó, bạn sẽ không có quyền kháng cáo bản án, quyết định phúc thẩm bởi đó là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật kể từ lúc được tuyên bố.
Tuy nhiên, trường hợp bản án phúc thẩm phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới sẽ được xem xét lại theo thủ tục tái thẩm hoặc giám đốc thẩm. Tuy nhiên, giám đốc thẩm, tái thẩm không phải là một cấp xét xử mà chỉ là thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy
Trong trường hợp này, bạn không có quyền kháng cáo lên Tòa án nhân dân tối cao mà chỉ có quyền phát hiện các tình tiết làm căn cứ để kháng nghị hoặc những vi phạm của Tòa án sau đó khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị cho những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm để họ xem xét và quyết định có kháng nghị hay không.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Tranh chấp đất đai khi không có giấy tờ chứng minh
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.