19006172

Điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa từ năm 2023

Điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa từ năm 2023

Tổng đài cho tôi hỏi. Tôi có nghe nói sang năm 2020 có quy định mới về điều kiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Vậy cho tôi hỏi sang năm 2020 tôi muốn chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm thì phải đáp ứng những điều kiện gì? Phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì và nộp ở đâu để được giải quyết? Có quy định mẫu đơn sẵn để đăng ký không?



chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Luật sư tư vấn online về Luật đất đai 24/7: 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn.. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa từ

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật trồng trọt năm 2018 quy định như sau:

“Điều 56. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:

a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;

b) Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;

c) Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

d) Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Đồng thời, Khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2020 quy định như sau:

“Điều 13. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

1. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Trồng trọt và các quy định sau đây:

a) Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng ca cấp có thẩm quyền phê duyệt.

b) Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trng lúa.

c) Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cen-ti-mét so với mặt ruộng.”

Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trường hợp bạn muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cụ thể là từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm thì bạn phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng ca cấp có thẩm quyền phê duyệt.

–  Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trng lúa.

– Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

Thứ hai, về thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký thay đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/02/2020 quy định như sau:

“3. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa:

a) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trng lúa hp pháp có nhu cu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, y ban nhân dân cp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

c) Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Ủy ban nhân dân cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

d) Trường hợp không đồng ý, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định này.”

Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn muốn làm thủ tục đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa thì phải gửi 01 bản đăng ký đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 94/2019/NĐ-CP để được giải quyết.

Nếu như đơn đăng ký không hợp lệ thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải hướng dẫn cho gia đình bạn việc chỉnh sửa bổ sung vào bản đăng ký trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn đăng ký của gia đình bạn.

Trường hợp đơn đăng ký hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì trong 05 ngày làm việc Ủy ban xã sẽ ghi nhận sự đồng ý và đóng dấu vào đơn đăng ký và ghi vào sổ theo dõi sau đó trả lại đơn cho gia đình bạn.

Thứ ba, Bản đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa theo mẫu số 04.CĐ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

…, ngày … tháng … năm …

BẢN ĐĂNG KÝ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG LÚA

Kính gửi: y ban nhân dân xã (phường, thị trn): ……………………

1. Tên tổ chức hoặc người đại diện của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình: …………………………………

2. Chức vụ người đại diện tổ chức: ………………………………………………………………………

3. Số CMND/Thẻ căn cước …………….. Ngày cấp: …………. Nơi cấp ……………………………..

Hoặc Giấy chứng nhận ĐKKD (tổ chức) …….. Ngày cấp: …. Nơi cấp ………………………………

4. Địa chỉ: ………………………………….. Số điện thoại: ………………………………………………

5. Diện tích chuyển đổi … (m2, ha), thuộc thửa đất số …, tờ bản đồ số ….. khu vực, cánh đồng ………………………………………………………………………………………………………………….

6. Mục đích

a) Trồng cây hàng năm:

– Chuyển đổi từ đất vụ lúa/năm: tên cây trồng ……….., vụ ………………………………………….

– Chuyển đổi từ đất 2 – 3 vụ lúa/năm: tên cây trồng ……….., vụ ………………………………………

– Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng …………………………………………………………..

b) Trồng cây lâu năm:

– Chuyển đổi từ đất vụ lúa/năm: tên cây trồng ………….., năm ………………………………………

– Chuyển đổi từ đất 2 – 3 vụ lúa/năm: tên cây trồng …………, năm …………………………………..

– Chuyển đổi từ đất lúa nương: tên cây trồng ………….., năm ………………………………………………

c) Trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản:

– Chuyển đổi từ đất 1 vụ lúa/năm: Loại thủy sản ………, năm ………………………………………

– Chuyển đổi từ đất 2 – 3 vụ lúa/năm: Loại thủy sản …….., năm ………………………………………

7. Cam kết thực hiện đúng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi của địa phương; trường hợp làm hư hỏng hệ thống giao thông thủy lợi, giao thông nội đồng sẽ có biện pháp khắc phục kịp thời và bồi thường nếu ảnh hưởng xấu tới sản xut lúa của các hộ ở khu vực lin k; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất trồng lúa./.

 

UBND CẤP XÃ TIẾP NHẬN
(Ký, họ tên và đóng dấu)

NGƯỜI ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC/HỘ GIA ĐÌNH/CÁ NHÂN
(Ký, họ tên và đóng dấu (nếu có))

Trong quá trình giải quyết nếu có gì vướng mắc về vấn đề: Điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa từ năm 2020, bạn vui lòng liên hệ tới Dịch vụ tư vấn online về Pháp  luật đất đai 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.

-->Nộp hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất ở đâu?

luatannam