19006172

Hướng dẫn cách chia di sản của người chết

Hướng dẫn cách chia di sản của người chết

Bà nội tôi mất đột ngột năm 2022 không để lại di chúc và có để lại sổ tiết kiệm đứng tên bà 2 tỉ đồng và 1 căn nhà ở HN (căn nhà đứng tên ông bà). Ông bà tôi có 3 người con và hiện ông nội tôi vẫn còn.Cho tôi hỏi thủ tục để rút tiền trong sổ tiết kiệm? Về phần căn nhà thì được chia như thế nào? Chia làm 4 phần trong đó có phần của ông hay 1/2 căn nhà của ông là tuỳ ông và phần còn lại 1/2 chia cho 3 người con?



cách chia di sản

Tư vấn pháp luật đất đai:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấnVới trường hợp của bạn: Hướng dẫn cách chia di sản của người chết; tổng đài xin tư vấn như sau:

1. Hướng dẫn cách chia và rút tiền trong sổ tiết kiệm khi bà nội mất

Do bạn không nói rõ về việc: Bà nội bạn đang đứng tên trên sổ tiết kiệm tại ngân hàng là tài sản riêng của bà hay là tài sản chung của bà nội với ông nội. Do đó, có 02 trường hợp xảy ra như sau:

Trường hợp 01: Sổ tiết kiệm làm tài sản riêng của bà nội:

Căn cứ: Tại thời điểm gửi tiết kiệm nếu có thỏa thuận cho rằng số tiền 02 tỷ là tài sản riêng của bà nội thì số tiền 02 tỷ là di sản thừa kế của bà nội. Tuy nhiên, các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung của ông bà nội theo Điều 10 Nghị định 126/2016/NĐ-CP.

Cách chia: Do bà nội mất không để lại di chúc nên sổ tiết kiệm 02 tỷ là tài sản riêng của bà nội sẽ được chia cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 là: ông nội, người con 1, người con 2, người con 3. Như vậy, những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau và bằng 1/4 tương đương với 500 triệu đồng/người.

Đối với phần tiền lãi được hình thành từ số tiền gửi 02 tỷ đồng được xác định là tài sản chung của ông bà nội. Theo đó, di sản của bà nội = tài sản của ông nội sẽ tính bằng: số tiền lãi chia 02 phần. Phần lãi của bà lại tiếp tục được phân chia theo Điều 615 Bộ luật dân sự năm 2015 là: 1/2 : 4 = 1/8 số tiền lãi. Như vậy, ông nội = người con 1 = người con 2 = người con 3 = 1/8 số tiền lãi.

Kết luận:

  • Người con 1: 500 triệu đồng và 1/8 tiền lãi;
  • Người con 2: 500 triệu đồng và 1/8 tiền lãi;
  • Người con 3: 500 triệu đồng và 1/8 tiền lãi;
  • Ông nội: 500 triệu đồng và 5/8 số tiền lãi;

Trường hợp 02: Nếu không có căn cứ chứng minh số tiền 02 tỷ mà bà nội đứng tên là tài sản riêng của bà thì sẽ được xác định là tài sản chung của ông bà nội theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Vậy di sản của bà nội chỉ có 1/2 số tiền 02 tỷ và số tiền lãi của 02 tỷ. Khi bà nội mất không để lại di chúc thì phần tiền này sẽ được chia như sau: ông nội = người con 1 = người con 2 = người con 3 = 1/4 * 1/2 số tiền 02 tỷ và số tiền lãi. Vậy, mỗi người sẽ được nhận 1/8 số tiền 02 tỷ và tiền lãi của 02 tỷ. Cụ thể:

  • Ông nội: 5/8 số tiền 02 tỷ và số tiền lãi;
  • Người con 1: 1/8 số tiền 02 tỷ và số tiền lãi;
  • Người con 2: số tiền 02 tỷ và số tiền lãi;
  • Người con 3: số tiền 02 tỷ và số tiền lãi;

Cách thức rút số tiền 02 tỷ sau khi bà nội mất:

Bước 01: Thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Văn phòng Công chứng. Người thừa kế cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

– Phiếu yêu cầu công chứng tại trụ sở hoặc Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có).

– Sổ tiết kiệm.

– Di chúc (nếu có di chúc).

– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn…

– Giấy chứng tử của người chết.

Bước 02: Niêm yết công khai thông báo khai nhận phân chia di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân xã, phường trong thời gian 15 ngày;

Bước 03: Sau khi nhận được phản hồi của UBND xã về việc không có khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc khai nhận di sản thừa kế thì Văn phòng công chứng tiến hành công chứng văn bản thừa kế;

Bước 04: Những người thừa kế mang theo sổ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân cùng với văn bản thừa kế đến ngân hàng nơi bà nội mở sổ tiết kiệm để thực hiện các thủ tục rút tiền.

2. Hướng dẫn cách chia căn nhà sau khi bà nội mất.

Đối với căn nhà đang đứng tên 02 ông bà. Vậy đây được xác định là tài sản chung của ông bà trong thời kỳ hôn nhân theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, phần tài sản của ông = phần tài sản của bà = 1/2 giá trị căn nhà. Khi bà nội mất thì 1/2 căn nhà của bà sẽ là di sản thừa kế.

Căn cứ theo Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2014 thì di sản thừa kế 1/2 căn nhà của bà sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi bà mất không để lại di chúc gồm: ông nội, người con 1, người con 2, người con 3 = 1/8 căn nhà.

Vậy, phần di sản của các người thừa kế như sau:

  • Ông nội: được 1/2 căn nhà là tài sản chung và 1/8 căn nhà là di sản thừa kế = 5/8 căn nhà
  • Người con 1: 1/8 căn nhà
  • Người con 2: 1/8 căn nhà
  • Người con 3: 1/8 căn nhà

Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Chia di sản thừa kế theo pháp luật

Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về phân chia và sử dụng di sản thừa kế; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

luatannam