Vợ chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận đất đai
Kính gửi luật sư! Tôi xin trình bày thắc mắc của mình như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ mang tên chồng tôi với diện tích 250m2. Bây giờ muốn 2 vợ chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận có được không? Và thủ tục như thế nào? Có cần làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận đất đai không?
- Thủ tục sang tên trước bạ khi chuyển nhượng đất đai
- Điều kiện chuyển nhượng đất đai
- Nghĩa vụ tài chính khi chuyển nhượng đất đai
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với vấn đề vợ chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận, tổng đài xin tư vấn như sau:
Căn cứ Khoản 4 Điều 98 Luật đất đai năm 2013 quy định như sau:
“4. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người.
Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.”
Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của vợ chồng bạn chỉ ghi họ tên người chồng, nay muốn ghi họ tên của cả vợ và chồng thì được làm thủ tục cấp đổi sang Giấy chứng nhận để ghi tên cả vợ và chồng theo điểm d Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Thủ tục cấp đổi bao gồm:
Bước 1: Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận
Vợ chồng bạn làm một hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT. Gồm có:
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Bước 2: Nơi nộp hồ sơ và thời hạn giải quyết
Căn cứ khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2013/NĐ-CP thì nơi nộp hồ sơ là Văn phòng đăng ký đất đai. Nếu chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Nếu có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã.
Theo điểm p khoản 2 và khoản 4 Điều 61 Nghị định này thì thời hạn tối đa cấp đổi Giấy chứng nhận là 10 ngày làm việc. Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 15 ngày.
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Bước 3: Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai
Căn cứ khoản 3 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai:
a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;
b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là tư vấn của An Nam về việc vợ chồng cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đăng ký tài sản chung của vợ chồng
Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
- Điều kiện để nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp
- Thu hồi Giấy chứng nhận cấp không đúng đối tượng sử dụng đất
- Hồ sơ xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp khi đã hết hạn
- Quy định về thẩm quyền thu hồi đất của ủy ban nhân dân cấp xã