Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Xin cho hỏi về vấn đề: Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định.
Bài viết liên quan:
- Xử lý hóa đơn với trường hợp hàng hóa trả lại
- Cách viết hóa đơn bán hàng giảm giá, khuyến mại
- Cửa hàng bán quần áo có phải sử dụng hóa đơn không?
Tư vấn pháp luật doanh nghiệp:
Với trường hợp về cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
1. Đối tượng áp dụng cách tính thuế theo phương pháp trực tiếp:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định.
– Doanh nghiệp mới thành lập (trừ trường hợp được phép đăng ký tự nguyện: là doanh nghiệp thuộc dự án đầu tư, hoặc DN bạn có hóa đơn mua máy mọc thiết bị đầu vào từ 1 tỷ trở lên ( không bao gồm ô tô dưới 9 chỗ ngồi với công ty không kinh doanh du lịch, khách sạn, vận tải).
– Hộ, cá nhân kinh doanh;
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.
- Cách tính số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp
2.1. Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu
a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
Phân phối, cung cấp hàng hoá : 1%
Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu : 5%
Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu : 3%
Hoạt động kinh doanh khác: 2%
b) Doanh thu để tính thuế GTGT :
Là tổng số tiền bán hàng hoá, dịch vụ thực tế ghi trên hoá đơn bán hàng đối với hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT và doanh thu hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế GTGT theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định; trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tổng đài tư vấn pháp luật doanh nghiệp 24/7:1900 6172
2.2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng vàng, bạc, đá quý:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hoá đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý. Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-) thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.
2.3. Đối với hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khoán:
Trường hợp hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán kinh doanh nhiều ngành nghề thì cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo tỷ lệ của hoạt động kinh doanh chính.
Căn cứ vào tài liệu, số liệu khai thuế của Hộ nộp thuế khoán về doanh thu, thu nhập, sản lượng, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, kết quả điều tra doanh thu thực tế và ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường; cơ quan thuế xác định doanh thu và mức thuế khoán dự kiến của Hộ nộp thuế khoán để niêm yết công khai.
Đối với Hộ nộp thuế khoán hoạt động theo hình thức nhóm cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế căn cứ thu nhập chịu thuế ấn định của nhóm, tỷ lệ phân chia thu nhập và khai thuế giảm trừ gia cảnh của từng thành viên để tính và thông báo số thuế khoán phải nộp cả năm và số thuế tạm nộp theo từng quý của từng thành viên trong nhóm.
Số thuế khoán được xác định cho từng quý và ổn định trong một năm. Trường hợp Hộ nộp thuế khoán có thay đổi ngành nghề, quy mô kinh doanh hoặc quy mô, sản lượng khai thác tài nguyên, khoáng sản thì cơ quan thuế điều chỉnh lại số thuế khoán và ổn định trong thời gian còn lại của năm tính thuế.
Trên đây là giải đáp về vấn đề: Cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Ngoài vấn đề cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, bạn có thể tham khảo thêm tại các bài viết:
Xử lý hóa đơn với trường hợp hóa đơn trả lại
Cách viết hóa đơn bán hàng giảm giá, khuyến mại