Nội dung hợp đồng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Tôi năm nay 45 tuổi, quê ở Nghệ An. Gần đây, tôi được một người bà con giới thiệu raThành phố Hà Nội làm công việc giúp việc gia đình cho một gia đình người quen. Do bận rộn công việc, họ không có thời gian làm việc nhà nên họ muốn thuê người giúp việc gia đình. Tôi đã làm được hơn nửa tháng rồi nhưng gia đình họ không nhắc gì tới việc kí hợp đồng lao động.Tổng đài cho tôi hỏi, tôi làm công việc giúp việc gia đình thì có cần ký hợp đồng lao động không? Và nội dung hợp đồng đối với lao động là người giúp việc gia đình được quy định như thế nào? Tôi cảm ơn.
- Có được giữ giấy tờ của người lao động giúp việc nhà không?
- HĐLĐ với người giúp việc gia đình có bắt buộc phải bằng văn bản?
- Có phải đóng bảo hiểm cho người lao động giúp việc gia đình?
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với trường hợp của bạn về nội dung hợp đồng đối với lao động là người giúp việc gia đình; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 180 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:
” Điều 180. Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thoả thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước 15 ngày.”
Như vậy, theo quy định trên, người sử dụng lao động bắt buộc phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động là người làm công việc giúp việc gia đình. Hợp đồng này phải được ký bằng hình thức văn bản. Thời hạn hợp đồng lao động do các bên tự thỏa thuận phụ thuộc vào ý chí của các bên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Bộ luật lao động 2012 và Điều 7 Nghị định 27/2014/NĐ-CP thì nội dung hợp đồng với lao động là người giúp việc gia đình bao gồm:
– Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
– Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
– Công việc và địa điểm làm việc;
– Thời hạn của hợp đồng lao động;
– Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
– Chế độ nâng bậc, nâng lương;
– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
– Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
– Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế: Người sử dụng lao động chi trả tiền bảo hiểm luôn vào lương cho người lao động.
Tổng đài tư vấn Hợp đồng lao động trực tuyến 24/7: 19006172
Ngoài ra còn một số nội dung mang đặc trưng riêng của loại hợp đồng này là: Điều kiện ăn, ở của người lao động (nếu có); Tiền tàu xe về nơi cư trú khi chấm dứt hợp đồng lao động đúng thời hạn; Thời gian và mức chi phí hỗ trợ để người lao động học văn hóa, học nghề (nếu có); Những hành vi bị nghiêm cấm đối với mỗi bên,..
Ngoài ra, bạn vui lòng tham khảo thêm các bài viết sau:
Có được giữ giấy tờ của người lao động giúp việc nhà không?
Thời giờ làm việc của người lao động giúp việc gia đình
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Công ty có thể cho nghỉ việc vì lý do dư thừa không?
- Được đi làm trễ hay về sớm 1 tiếng trong thời gian lao động nữ mang thai?
- Phụ cấp lương mang tính chất bắt buộc không?
- Mức lương tối thiểu trả cho NLĐ làm việc tại Thành phố Đà Nẵng
- Chủ doanh nghiệp nước ngoài có được miễn giấy phép lao động không?