19006172

Bằng lái xe FD lái được những loại xe nào?

Nội dung câu hỏi:

Cho tôi hỏi bằng lái FD là bằng gì và lái được những loại xe nào? Điều kiện để có bằng FD và thủ tục ạ? Xin cảm ơn.



Bằng lái xe FD lái được những loại xe nào

Tư vấn luật giao thông:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Vấn đề của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:

Bằng FD là bằng gì?

Bằng lái xe hạng FD hay còn gọi là giấy phép lái xe hạng FD là giấy phép lái xe hạng cao nhất (Sau hạng FE), dành cho người có khả năng lái các loại xe có phân khối lớn, hạng nặng, yêu cầu có kinh nghiệm về chuyên môn cao.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, thời hạn của giấy phép lái xe hạng FD là 05 năm.

Bằng FD lái được những xe gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT thì Bằng lái xe hạng D chạy được những loại xe sau:

“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe

12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:

c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;”

Như vậy, Giấy phép lái xe hạng FD điều khiển được những loại xe sau:

Giấy phép lái xe hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2; bao gồm:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

  • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;

  • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên.

Người từ đủ 27 tuổi trở lên được thi bằng lái xe hạng FD

Điều kiện để nâng bằng D lên FD;

Căn cứ khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe

3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;”

Theo quy định trên; để nâng hạng bằng lái xe từ D lên FD, bạn phải đáp ứng điều kiện sau:

+) có thời gian hành nghề lái xe từ 03 năm trở lên;

+) có 50.000 km lái xe an toàn trở lên.

Vậy, bạn phải có bằng lái xe hạng D thì khi đủ các điều kiện nêu trên sẽ được thi nâng hạng lên FD

Thủ tục nâng hạng D lên FD

Hồ sơ nâng hạng bằng lái xe từ D lên FD

Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe

2. Đối với người dự sát hạch nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng B1, B2, C, D, E và các hạng F

Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư này;

b) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.”

Như vậy

Khi bạn đủ điều kiện về thời gian hành nghề cũng như số km lái xe an toàn; để nâng hạng bằng lái xe từ D lên FD; bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gửi lên Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:

+) Hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 9 của Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; bao gồm:

– Đơn đề nghị học; sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao giấy chứng minh nhân dân; hoặc thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu còn thời hạn;

– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định;

– Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật;

– Bản sao giấy phép lái xe (xuất trình bản chính khi dự sát hạch)

+) Chứng chỉ đào tạo nâng hạng;

+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch nâng hạng.

Quy định về thời gian đào tạo nâng hạng từ D lên FD

Căn cứ theo quy định tại Điểm h Khoản 1 và Điểm c Khoản 2 Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:

“Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe

1. Thời gian đào tạo

h) Hạng B2, D, E lên F tương ứng: 192 giờ (lý thuyết: 48, thực hành lái xe: 144);

2. Các môn kiểm tra

a) Kiểm tra các môn học trong quá trình học;

b) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng lên B1, B2, C, D, E khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường;

c) Kiểm tra cấp chứng chỉ đào tạo đối với nâng hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.”

Như vậy, theo quy định này thì khi bạn nâng hạng Giấy phép lái xe từ hạng D lên FD thì bạn vẫn phải tham gia đào tạo nâng hạng. Thời gian đào tạo khi nâng hạng từ hạng D lên FD bao gồm lý thuyết 48 giờ, thực hành lái xe là 144 giờ và sau khi hoàn thành chương trình học thì bạn phải thi kết thúc khóa học với hai môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe trong hình và trên đường theo quy trình sát hạch lái xe hạng F.

Thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe:

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe

1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.

2. Giấy phép lái xe hạng Bcó thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”

Như vậy, Giấy phép lái xe hạng FD có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.

Nếu còn vướng mắc về Bằng lái xe hạng FD; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.

luatannam