19006172

Bị bệnh về tim mạch thì có thể thi bằng lái xe hay không?

Bị bệnh về tim mạch thì có thể thi bằng lái xe hay không?

Em muốn thi bằng lái xe nhưng có bệnh về tim mạch. Không rõ em bị tim như thế thì có thi bằng lái xe được không ạ? Mong tổng đài giải đáp giùm em với! Em cám ơn!



Tư vấn giao thông đường bộ:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Khoản 2 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.”

Như vậy, theo quy định này thì người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe. Theo đó Bộ y tế và Bộ giao thông vận tải có quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe về tim mạch tại Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT/BGTVT-BYT. Phụ lục số 1: Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe

Theo đó, vấn đề này được quy định cụ thể như sau:

Đối với người lái xe Hạng A1

Pháp luật hiện nay không cấm người bị bệnh tim mạch điều khiển xe hạng A1, tức là điều khiển xe máy có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên đến dưới 175 cm3.

Đối với người lái xe Hạng B1

Hiện nay có hai trường hợp bị bệnh tim mạch không được lái xe hạng B1 bao gồm: 

– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).

– Suy tim độ III trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA).

Đối với người lái xe hạng A2,  A3,  A4,  B2,  C,  D,  E,  FB2,  FC,  FD,  FE: 

Tiêu chuẩn về tim mạch sẽ khắt khe hơn hai hạng trên. Cụ thể:

– Bệnh tăng HA khi có điều trị mà HA tối đa ³ 180 mmHg và/hoặc HA tối thiểu ³ 100 mmHg.

– HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ hoặc ngất xỉu.

– Các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.

– Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.

Bệnh về tim mạch

Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172

Kết luận

Bạn không rõ bản thân bị bệnh tim như thế nào cũng như bạn không trình bày cụ thể muốn thi bằng lái xe hạng nào; do đó, bạn cần căn cứ các quy định trên để biết chính xác bạn có thể thi hạng bằng lái xe mong muốn hay không.

Lưu ý: Riêng đối với bằng lái xe A1 thì người bị bệnh về tim mạch luôn có quyền nộp hồ sơ thi sát hạch. Còn những bằng lái xe hạng khác thì yêu cầu khắt khe hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:

Mọi thắc mắc liên quan đến quyền thi bằng lái xe của người bị bệnh về tim mạch; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

 

luatannam