Cách đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông ở Hà Nội
Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng muốn đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông ở Hà Nội thì phải làm như thế nào?
- Các tuyến đường ở Hà Nội hạn chế lưu thông
- Thủ tục cấp giấy phép lưu hành vào các tuyến đường bị hạn chế ở Hà Nội
- Quy định về các tuyến đường bị hạn chế lưu thông ở Hà Nội
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn Đối với trường hợp của bạn về vấn đề cách đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông ở Hà Nội, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 5 Quyết định 06/2013/QĐ-UBND quy định:
“Điều 5. Thời gian hoạt động của các loại phương tiện trong khu vực hạn chế
3. Đối với các loại xe ô tô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn, các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
Cấm hoạt động từ 6h00 đến 21h00 hàng ngày;
Riêng đối với các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ xe trên 10 tấn, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe máy thi công chỉ được hoạt động từ 21h00 đến 6h00 sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành đặc biệt”.
Theo đó, với xe chở hàng siêu trường, siêu trọng muốn đi vào các tuyến đường hạn chế lưu thông ở Hà Nội cần tuân thủ những quy định sau:
- Chỉ được hoạt động từ 21h00 đến 6h00 sáng; và
- Có giấy phép lưu hành đặc biệt.
Về thủ tục xin cấp giấy phép lưu hành đặc biệt để đi vào đường hạn chế lưu thông:
Căn cứ Điều 21 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định:
“Điều 21. Thủ tục cấp Giấy phép lưu hành xe
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép lưu hành xe lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc nộp ở những nơi có quy định nhận hồ sơ trực tuyến đến cơ quan cấp phép lưu hành xe.
2. Thành phần hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 của Thông tư này;
b) Bản sao Giấy đăng ký xe hoặc Giấy đăng ký tạm thời đối với phương tiện mới nhận;
c) Bản sao Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận (do nhà sản xuất gửi kèm theo xe);
d) Phương án vận chuyển đối với trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có), gồm các nội dung sau: thông tin về tuyến đường vận chuyển; thông tin về phương tiện vận chuyển; thông tin hàng hóa chuyên chở có xác nhận của chủ hàng, gồm các thông số kích thước về chiều dài, chiều rộng và chiều cao (D x R x C) mét; khối lượng, hình ảnh (nếu có); hợp đồng vận chuyển hoặc văn bản chỉ định đơn vị vận chuyển của chủ hàng hoặc đơn vị thuê vận chuyển”.
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Theo đó, để được cấp giấy phép lưu hành xe, bạn cần lập một bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục 1, Phụ lục 2 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT;
- Bản sao giấy đăng ký xe hoặc giấy đăng ký tạm thời với phương tiện mới nhận;
- Bản sao giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; bản sao tính năng kỹ thuật của xe đối với phương tiện mới nhận;
- Phương án vận chuyển với các trường hợp phải khảo sát đường bộ (nếu có).
Thẩm quyền cấp Giấy phép lưu hành: Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về vấn đề đi vào tuyến đường hạn chế giao thông ở Hà Nội. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Những tuyến đường hạn chế phương tiện lưu thông ở Hà Nội
Mức xử phạt đối với lỗi điều khiển xe ô tô rẽ vào đường có khung giờ cấm
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Không chấp hành việc kiểm tra tải trọng bị phạt như thế nào?
- Mức phạt với lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển năm 2023
- Dừng xe, đỗ xe máy trong hầm đường bộ có bị xử phạt không?
- Xe vận tải người nội bộ có cần niêm yết khẩu hiệu”Tính mạng con người là trên hết”
- Quy định của pháp luật hiện hành về bằng lái xe ô tô hạng D, hạng E