Công ty tôi có kinh doanh dịch vụ xe khách. Hôm qua, do nhân viên không chú ý hành lý của khách hàng nên khi bị kiểm tra phát hiện trên xe có hàng hóa nguy hiểm. Vậy cho tôi hỏi hàng hóa nguy hiểm được quy định như thế nào và mức phạt do chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách? Trường hợp người điều khiển xe của công ty không đi xử lý biên bản và tiếp tục điều khiển xe khi bị tước Giấy phép lái xe thì xử phạt thế nào?
Về vấn đề: Chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách bị phạt như thế nào; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách
Căn cứ khoản 14 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 về các hành vi bị nghiêm cấm:
“14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã“.
Với quy định trên thì việc vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm là hành vi bị nghiêm cấm. Và định nghĩa hàng nguy hiểm được quy định cụ thể tại Điều 3 Nghị định số 104/2009/NĐ-CP quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
“1. Chất nguy hiểm là những chất hoặc hợp chất ở dạng khí, dạng lỏng hoặc dạng rắn có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
2. Hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia“.
Theo đó hàng nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia. Và để biết thêm những hàng nguy hiểm bạn có thể tham khảo tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Thứ hai, xử phạt lỗi chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách
Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 6, Điểm a Khoản 8 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt khi chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng độc hại, dễ cháy, dễ nổ hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách trên xe chở hành khách.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); điểm c, điểm d, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm b khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;“.
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp điều khiển xe ô tô chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách sẽ bị phạt tiền với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng đối với người điều khiển phương tiện. Bên cạnh đó người chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.
-->Mức phạt xe ô tô vận chuyển hàng nguy hiểm không có giấy phép
Thứ ba, xử phạt lỗi điều khiển xe trong thời gian tước Giấy phép lái xe
Căn cứ khoản 4 Điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 81. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Theo đó, trong thời gian 02 tháng bạn bị tước bằng lái xe thì bạn không được điều khiển xe. Nếu vi phạm quy định này bạn sẽ bị xử phạt.
Căn cứ điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa”.
Đồng thời, Điểm i Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các Điều, Khoản, Điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:
i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;”
Như vậy, nếu lái xe của công ty bạn vẫn điều khiển xe trong khi bị tước giấy phép lái xe thì bị xử phạt như lỗi không có giấy phép lái xe. Cụ thể, bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và tạm giữ phương tiện 07 ngày.
-->Trong thời gian tước bằng lái xe có được điều khiển xe không?
Tư vấn về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, xử phạt doanh nghiệp để nhân viên điều khiển xe khi đang bị tước Giấy phép lái xe
Căn cứ vào điểm h khoản 8 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
8. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô), Khoản 1 Điều 62 của Luật Giao thông đường bộ (đối với xe máy chuyên dùng) điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng);”
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 58 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.”
Như vậy, khi giao xe cho người lái xe đang bị tước giấy phép lái xe tham gia giao thông thì công ty bị xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề chở hàng hóa nguy hiểm trên xe chở khách bị phạt như thế nào, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Thủ tục nộp phạt qua đường bưu điện khi vi phạm giao thông đường bộ
- Gắn phù hiệu và thiết bị giám sát hành trình đối với xe chở hàng của gia đình
- Xử phạt đối với lỗi quá tải cầu đường trên 150% theo quy định
- Chạy quá tốc độ có được nộp phạt trực tiếp
- Gắn khẩu hiệu “Tính mạng con người là trên hết” như thế nào mới đúng?
- Mức phạt người điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu bên phải