19006172

Có được đặt tiền để không bị giữ xe khi vi phạm giao thông không?

Có được đặt tiền bảo lãnh để không bị giữ xe khi vi phạm giao thông?

Tổng đài cho tôi hỏi tôi có được đặt tiền để không bị giữ xe khi vi phạm giao thông không? Thủ tục và mức tiền đặt bảo lãnh như thế nào? Xin cảm ơn!



đặt tiền bảo lãnh để không bị giữ xe

Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, có được đặt tiền bảo lãnh để không bị giữ xe khi vi phạm giao thông?

Căn cứ theo khoản 5 Điều 1 Nghị định số 31/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

5. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ, trừ các trường hợp theo quy định tại khoản 7 Điều này, cụ thể:

a) Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác; tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng. Tổ chức, cá nhân vi phạm phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện;

b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được xem xét để giao giữ, bảo quản phương tiện.”

Như vậy, để được giữ, bảo quản xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông thì tổ chức, cá nhân vi phạm phải không thuộc các trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện và đáp ứng một trong hai điều kiện sau:

Cá nhân vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức nơi cá nhân vi phạm đang công tác;

– Có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện. 

Thứ hai, quy định về trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh

Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Nghị định 31/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính

6. Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 15. Đặt tiền bảo lãnh phương tiện giao thông bị tạm giữ theo thủ tc hành chính

3. Trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh

a) Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện; trong đơn ghi rõ họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm, hành vi vi phạm hành chính, tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của phương tiện, nơi đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền giao giữ, bảo quản phương tiện;

b) Thời hạn xem xét, quyết định việc cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh phương tiện, giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản và trách nhiệm quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm trong thời gian xem xét, quyết định việc giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản được thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định này;

c) Sau khi người có thẩm quyền tạm giữ ra quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân có thể nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho một hành vi vi phạm; trường hợp thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm thì mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng tổng mức tiền phạt tối đa của các hành vi vi phạm.

Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm đặt tiền bảo lãnh; họ, tên, chức vụ của người quyết định cho đặt tiền bảo lãnh; tên tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh; lý do đặt tiền bảo lãnh; mức tiền đặt bảo lãnh; thời hạn đặt tiền bảo lãnh; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản phải có chữ ký của người có thm quyền quyết định cho đặt tiền bảo lãnh và tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Như vậy, trình tự giải quyết việc đặt tiền bảo lãnh diễn ra như sau:

– Tổ chức, cá nhân vi phạm phải làm đơn gửi đề nghị đặt tiền bảo lãnh phương tiện để được giữ, bảo quản phương tiện…;

Trong thời hạn không quá 02 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản (Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thời hạn không quá 03 ngày). Trường hợp không giao phương tiện phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.

Sau khi có quyết định cho đặt tiền bảo lãnh, tổ chức, cá nhân nộp tiền đặt bảo lãnh trực tiếp hoặc qua tài khoản cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Việc đặt tiền bảo lãnh phải được lập thành biên bản. Biên bản được lập thành hai (02) bản, mỗi bên giữ một bản.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Cảnh sát giao thông có được quyền tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính

Quy định về mức phí tạm giữ phương tiện đối với xe ô tô

luatannam