Cố tình vi phạm trong thời gian bị tước bằng lái xe
Cho tôi hỏi tại sao người đang bị tước bằng lái xe không được tham gia giao thông với tư cách người điều khiển phương tiện. Quy định xử phạt nếu cố tình vi phạm trong thời gian bị tước bằng lái xe?
- Các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô?
- Các trường hợp bị tịch thu phương tiện giao thông
- Xác định thời điểm bắt đầu tính thời gian bị tước Giấy phép lái xe
Tư vấn luật giao thông:
Với câu hỏi của bạn về vấn đề quy định xử phạt đối nếu cố tình vi phạm trong thời gian bị tước bằng lái xe Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, vấn đề bị tước bằng lái xe
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012
“Điều 25. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật khi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe thì trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép bạn không được tham gia giao thông với tư cách là người điều khiển phương tiện.
Thứ hai, vấn đề cố tình vi phạm
Do bạn không nói rõ bạn tham gia giao thông bằng phương tiện gì nên có các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Nếu bạn cố tình tiếp tục điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô trong thời gian bị tước giấy phép lái xe
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Trong trường hợp này, sau khi bị tước bằng lái xe đối với mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.
Trường hợp 2: Nếu bạn tiếp tục cố tình điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô trong thời gian bị tước giấy phép lái xe
Căn cứ điểm b khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
7. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;”
Như vậy, nếu sau khi bị tước bằng lái xe đối với xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô trong thời gian bị tước bằng mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Xử phạt lỗi điều khiển xe trong thời gian bị tước giấy phép lái xe
Khi bị tước bằng lái xe ô tô thì có thể điều khiển xe nữa hay không?
Mọi thắc mắc liên quan đến quy định xử phạt đối nếu cố tình vi phạm trong thời gian bị tước bằng lái xe xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Phí đổi lại giấy chứng nhận đăng ký xe máy khi thay đổi màu sơn
- Giá tính lệ phí trước bạ và phí đăng ký xe khi mua lại xe
- Thủ tục, lệ phí cấp đổi lại đăng ký xe máy bị rách theo quy định của pháp luật
- Cải tạo xe khách 24 chỗ thành xe tải VAN có được không?
- Mức phạt ô tô quay đầu xe ở đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất