Đảm bảo điều kiện về tuổi và trách nhiệm của lái xe theo tuyến cố định
Tổng đài cho tôi hỏi: Tôi sắp tiến hành khai trương tuyến xe chở khách Thái Nguyên-Hà Nội với 04 tuyến/ngày, mỗi xe có 35 chỗ ngồi. Tôi có thuê 03 nhân viên lái xe theo tuyến cố định này. Vậy các nhân viên của tôi phải bao nhiêu tuổi thì mới được điều khiển xe; trong quá trình làm việc họ phải đảm bảo những yêu cầu nào? Tôi cám ơn!
- Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cần niêm yết thông tin gì?
- Hồ sơ đăng kí khai thác tuyến của xe khách chạy tuyến cố định như thế nào?
- Giảm tần suất chạy xe trên tuyến của xe khách chạy tuyến cố định như thế nào?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Tổng đài tư vấn. Về tuổi và trách nhiệm của lái xe theo tuyến cố định; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện độ tuổi của người lái xe theo tuyến cố định
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:
“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Như vậy, trong trường hợp điều khiển xe 35 chỗ ngồi thì người lái xe cần phải đảm bảo điều kiện về từ đủ 27 tuổi trở lên đến 50 tuổi đối với nữ, 55 tuổi đối với nam.
Thứ hai, về trách nhiệm của người lái xe theo tuyến cố định
Điều 70 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về trách nhiệm của người lái xe theo tuyến cố định như sau:
“Điều 70. Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe ô tô vận tải hành khách
1. Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành.
2. Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.
3. Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn.
4. Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìn trật tự, vệ sinh trong xe.
5. Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy.”
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 24 Thông tư 63/2015/TT-BGTVT về quyền hạn, trách nhiệm của lái xe theo tuyến cố định như sau:
“Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
1. Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu của doanh nghiệp, hợp tác xã đã trang bị; mang theo Lệnh vận chuyển đối với chuyến xe đang khai thác.
2. Thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm đón, trả khách và chạy đúng hành trình.
3. Không chở quá số người được phép chở và không vượt quá khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe ô tô; hành lý, hàng hóa phải được xếp dàn đều trong khoang chở hành lý, đảm bảo không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển; không được chở hàng cấm, hàng dễ cháy, nổ, động vật sống.
4. Đảm bảo mọi hành khách trên xe đều có vé; hướng dẫn, sắp xếp cho hành khách ngồi đúng chỗ theo vé, phổ biến các quy định khi đi xe, giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em); có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
5. Trước khi xe xuất bến phải yêu cầu bến xe khách xác nhận thông tin quy định trong Lệnh vận chuyển.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
6. Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
7. Có quyền từ chối vận chuyển đối với hành khách có hành vi gây rối trật tự công cộng, gây cản trở công việc của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, gian lận vé hoặc hành khách đang bị dịch bệnh nguy hiểm.
8. Có trách nhiệm từ chối điều khiển phương tiện khi phát hiện phương tiện không đảm bảo các điều kiện về an toàn, phương tiện không có thiết bị giám sát hành trình hoặc có lắp thiết bị nhưng không hoạt động.
9. Giữ gìn vệ sinh phương tiện, không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị giám sát hành trình hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu GPS, GSM.
10. Thực hiện quyền và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Như vậy, trong quá trình điều khiển xe, người lái xe phải đảm bảo những yêu cầu trên tại Điều 70 tại Luật giao thông đường bộ năm 2008 và Điều 24 Thông tư 63/2015/TT-BGTVT trong quá trình điều khiển xe.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về tuổi và trách nhiệm của lái xe theo tuyến cố định. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Không ký vào biên bản vi phạm thì nhận lại xe theo quy định thế nào?
Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp có giá trị sử dụng ở Việt Nam không?
Mọi thắc mắc liên quan đến tuổi và trách nhiệm của lái xe theo tuyến cố định; xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép lưu hành xe theo pháp luật hiện hành.
- Lỗi kích thước khoang chở hành lý không đúng thiết kế
- Xử phạt người điều khiển xe máy chuyên dùng vượt quá tốc độ cho phép
- Có bị tạm giữ phương tiện khi nồng độ cồn vượt quá 70 mg/100 ml máu?
- Hồ sơ cấp lại đăng ký xe và đăng kiểm đối với ô tô như thế nào?