19006172

Đi ô tô gây tai nạn mà không dừng lại có bị tạm giữ phương tiện?

Đi ô tô gây tai nạn mà không dừng lại có bị tạm giữ phương tiện?

Xin chào tổng đài tư vấn, tôi đang có thắc mắc liên quan đến vấn đề tôi trực tiếp điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng tôi không dừng lại sau đó bị cảnh sát giao thông phát hiện ra thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Có bị tạm giữ phương tiện 7 ngày không? Xin cảm ơn tổng đài tư vấn rất nhiều.



Đi ô tô gây tai nạn mà không dừng lại

Luật sư tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức phạt điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông mà không dừng lại

Căn cứ theo quy định tại Khoản 8 và Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;”

Như vậy, theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn trực tiếp điều khiển xe ô tô gây tai nạn giao thông nhưng bạn không dừng lại sau đó bị cảnh sát giao thông phát hiện ra thì sẽ bị xử phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Ngoài ra, trường hợp này bạn còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng.

Thứ hai, đi ô tô gây tai nạn mà không dừng lại có bị tạm giữ phương tiện?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thì:

“Điều 82. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm

1. Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này và phải tuân thủ theo quy định tại khoản 2 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính:

a) Điểm c khoản 6; điểm a, điểm c khoản 8; khoản 10 Điều 5;

b) Điểm b, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8; khoản 9 Điều 6;

c) Điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9 Điều 7;

d) Điểm q khoản 1; điểm d, điểm đ (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện), điểm e khoản 3; điểm a, điểm c, điểm d khoản 4 Điều 8;

đ) Khoản 9 Điều 11;

e) Điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 4; điểm d, điểm đ, điểm e khoản 5 Điều 16;

g) Khoản 2 Điều 17;

h) Điểm b, điểm đ khoản 1; điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2 Điều 19;

i) Khoản 1; điểm a, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 21;

k) Điểm đ, điểm g, điểm h, điểm k khoản 5; điểm m khoản 7; điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 8; điểm c khoản 9 Điều 30;

l) Điểm b khoản 6 Điều 33.”

Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp bạn điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông mà không dừng lại sẽ không bị tạm giữ phương tiện.

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Xử phạt lỗi ô tô đi ngược chiều gây tai nạn giao thông năm 2020

Mức phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn

luatannam