Xử phạt lái xe ô tô liên quan đến tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường
Hiện tôi đang có thắc mắc liên quan đến nội dung: Điều khiển xe ô tô liên quan đến vụ tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường thì có trái với quy định của pháp luật giao đường bộ không? Nếu trái quy định thì sẽ bị xử phạt cụ thể như thế nào? Mong tổng đài tư vấn trả lời giúp tôi với, xin cảm ơn rất nhiều.
- Điều khiển xe gây tai nạn mà không giữ nguyên hiện trường
- Mức phạt người điều khiển ô tô gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về việc giữ nguyên hiện trường tai nạn giao thông
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.
2. Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Bảo vệ hiện trường;
b) Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;
c) Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Bảo vệ tài sản của người bị nạn;
đ) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy, theo quy định trên một trong những trách nhiệm của cá nhân, tổ chức liên quan trực tiếp đến vụ tia nạn giao thông là phải dừng ngay phương tiện và giữ nguyên hiện trường, cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Thứ hai, xử phạt lái xe ô tô liên quan đến tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp nếu bạn điều khiển xe ô tô liên quan đến tai nạn giao thông mà không giữ nguyên hiện trường thì bạn sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng và còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Lỗi điều khiển ô tô đi từ trong ngõ không giảm tốc độ gây tai nạn
Mức phạt lỗi gây tai nạn giao thông khi điều khiển xe ô tô
- Bề ngang xếp hàng hóa trên xe tải được quy định như thế nào?
- Có thể xin không tước giấy phép lái xe khi vi phạm giao thông?
- Năm 2023 bao nhiêu tuổi được thi GPLX hạng C?
- Xử phạt người điều khiển xe máy không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối
- Mức phạt đối với xe máy chuyên dùng có thiết kế 60 km/h lên đường cao tốc