Mức phạt điều khiển xe liên quan đến tai nạn giao thông mà không dừng lại
Xin chào tổng đài tư vấn về điều khiển xe liên quan đến tai nạn giao thông không dừng lại. Tôi xin hỏi xe tôi là xe tải chạy trên đường có xảy ra va chạm mạnh với xe khác. Nhưng xe tôi đã qua ngã tư hết phần đầu xe sau đó xe con húc vào phần đuôi xe tôi. Do xe tôi bị méo vỏ nhưng do có việc gấp nên tôi điều khiển xe đi luôn. Người điều khiển xe con gọi công an tới giải quyết và có triệu tập tôi lên dựng lại hiện trường.
Vậy cho tôi hỏi trường hợp này tôi có lỗi gì và mức phạt như thế nào? Tôi có phải bồi thường gì không? Mong tổng đài tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với câu hỏi Điều khiển xe liên quan đến tai nạn giao thông không dừng lại của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra tai nạn giao thông:
Căn cứ theo quy định khoản 1 điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 như sau:
“Điều 38. Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra tai nạn giao thông.
1. Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:
a) Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
b) Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
c) Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.”
Như vậy theo quy định trên thì khi xảy ra tai nạn giao thông người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn phải dừng ngay phương tiện và giữ nguyên hiện trường.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Xe bạn là xe tải chạy trên đường có xảy ra va chạm với xe khác. Nhưng xe bạn đã qua ngã tư hết phần đầu xe sau đó xe con húc vào phần đuôi xe bạn. Dù bạn có việc gấp nên bạn điều khiển xe đi luôn thì vẫn sai quy định. Lúc xảy ra tai nạn một trong những trách nhiệm của bạn là phải dừng ngay phương tiện và giữ nguyên hiện trường.
-->Trách nhiệm bồi thường dân sự khi xảy ra tai nạn giao thông
Thứ hai, về mức phạt điều khiển xe liên quan đến tai nạn giao thông không dừng lại
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;.”
Như vậy theo quy định trên thì đối với trường hợp điều khiển xe ô tô có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường thì sẽ có mức phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.
Đối với trường hợp của bạn; xe bạn là xe tải chạy trên đường có xảy ra va chạm với xe khác nhưng bạn điều khiển xe đi luôn. Người điều khiển xe con gọi công an tới giải quyết và có triệu tập bạn lên dựng lại hiện trường.
Như vậy theo quy định thì bạn là người điều khiển xe ô tô có liên quan đến tai nạn giao thông nhưng bạn không dừng lại khi xảy ra tai nạn giao thông; không giữ nguyên hiện trường. Do đó bạn sẽ bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
-->Mức phạt đối với hành vi đi ô tô gây tai nạn nhưng không dừng xe
Dịch vụ tư vấn online về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ ba, quy định về vấn đề bồi thường khi xảy ra tai nạn giao thông
Căn cứ vào Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại:
“Điều 584: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Theo quy định trên, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại dựa vào yếu tố lỗi của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Do đó, để xác định bạn có phải bồi thường hay không thì phải căn cứ vào việc bạn có lỗi gây ra tai nạn hay không.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Điều khiển xe liên quan đến tai nạn giao thông không dừng lại bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Ô tô gây tai nạn xong bỏ trốn bị phạt như thế nào?
- Trách nhiệm của người có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn
- Những trường hợp xử phạt vi phạm giao thông không lập biên bản
- Quy định về tập huấn nghiệp vụ lái xe cho công ty du lịch
- Quy định về việc gia hạn giấy phép kinh doanh vận tải khi hết hiệu lực
- Chưa làm thủ tục đăng ký xe thì bị phạt như thế nào?