Điều kiện đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội
Em muốn hỏi về điều kiện đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội. Năm 2009 em bắt đầu làm việc tại Hà Nội có đăng ký tạm trú tại Xóm 3 – thôn Cổ Điển – xã Hải Bối – huyện Đông Anh – Hà Nội. Một năm sau em được cấp thẻ tạm trú không xác định thời hạn ở Hà Nội do công an xã Hải Bối cấp. Từ năm 2009 đến nay em vẫn làm việc tại đây, vẫn ở trọ tại một nhà trọ như địa chỉ trên, không di chuyển đi đâu. Năm 2014 em có nghỉ sinh 6 tháng đầu năm về quê rồi lại tiếp tục đến ở địa chỉ trên để đi làm. Hiện em đã được ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty từ năm 2014.
Hiện tại em có mua một căn nhà đứng tên trong sổ đỏ là tên em, tại địa chỉ em đang tạm trú, cách chỗ ở hiện tại 300m. Hiện tại sống ở đây có em và con gái 4 tuổi, chồng em đang lao động tại nước ngoài và chỉ thi thoảng về chơi chứ không đăng ký tạm trú. Vậy bây giờ em muốn chuyển khẩu đến địa chỉ căn nhà em mua thì cần làm thủ tục giấy tờ gì, ai sẽ là chủ hộ, em chuyển khẩu đến thì con gái và chồng có được chuyển theo cùng một lúc không. Hiện tại chồng em đang ở nước ngoài. Và với loại giấy tờ trên em đã đủ điều kiện để chuyển khẩu chưa? Em xin chân thành cảm ơn!
- Đăng ký thường trú tại thành phố Hà Nội
- Điều kiện đăng ký thường trú ở tỉnh
- Các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú
Tư vấn Hôn nhân gia đình:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi về điều kiện đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội; chúng tôi trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện đăng ký thường trú vào ngoại thành Hà Nội:
Căn cứ Khoản 2 Điều 3 và Khoản 3 Điều 19 Luật Thủ đô 2012 quy định:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
2. Ngoại thành là khu vực gồm các huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.
Điều 19. Quản lý dân cư
3. Việc đăng ký thường trú ở ngoại thành được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.”
Như vậy, huyện Đông Anh thuộc ngoại thành Hà Nội, việc đăng ký thường trú được thực hiện theo quy định của pháp luật về cư trú.
Theo đó, Khoản 1 Điều 20 Luật cư trú sửa đổi, bổ sung 2013 quy định như sau:
“Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;”
Như vậy, trường hợp bạn có chỗ ở hợp pháp, được cấp thẻ tạm trú không xác định thời hạn từ 2009; do đó bạn đủ điều kiện đăng ký thường trú vào huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
Thứ hai, về hồ sơ đăng ký thường trú:
Căn cứ Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA:
“Điều 6. Hồ sơ đăng ký thường trú
1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CPngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP)
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương.”
Ngoài ra, Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định như sau:
“Điều 7. Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc một trong các điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương
Ngoài các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ đăng ký thường trú quy định tại Điều 6 Thông tư này, các trường hợp chuyển đến đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thêm một trong giấy tờ, tài liệu sau:
1. Đối với trường hợp thuộc khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú, phải có giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.”
Theo đó, Khoản 3 Điều 8 Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định:
“Điều 8. Điều kiện công dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương
3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạm trú là sổ tạm trú cấp cho hộ gia đình hoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an.”
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau để đăng ký thường trú tại Hà Nội:
+) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
+) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
+) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
+) Giấy tờ về mua nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã); hoặc Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
+) Sổ tạm trú.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết sau:
- Không thể đăng ký thường trú khi chuyển đến chỗ ở mới
- Hồ sơ và thời hạn đăng ký thường trú cho trẻ em
Nếu trong quá trình giải quyết; có vấn đề gì vướng mắc về điều kiện đăng ký hộ khẩu tại Hà Nội; quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được hỗ trợ tư vấn.
- Điều kiện để nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên D theo quy định của pháp luật
- Xe tải hết hạn phù hiệu thì chủ xe và người điều khiển bị xử phạt như thế nào?
- Giấy phép lái xe hết hạn bao nhiêu thì phải thi sát hạch lại?
- Độ tuổi được phép điều khiển ô tô năm chỗ năm 2023
- Thứ tự nâng hạng giấy phép lái xe