Điều kiện về cân nặng thi bằng lái xe B2?
Tư vấn An Nam cho em hỏi về điều kiện về cân nặng thi bằng lái xe B2. Em năm nay 25 tuổi và muốn thi bằng B2. Nhưng cân nặng của em chỉ có 49kg thì em có được nộp hồ sơ dự thi không ạ? Nếu được thì hồ sơ bao gồm các giấy tờ gì? Hạng B2 thì được điều khiển những loại xe gì? Thời hạn của bằng quy định thế nào? Mong anh/chị giải đáp giúp em.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về tư vấn An Nam. Với câu hỏi của bạn về vấn đề điều kiện về cân nặng thi bằng lái xe B2; Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất: Điều kiện về cân nặng thi bằng lái xe B2
Căn cứ vào phụ lục 2 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe chỉ có tiêu chuẩn về các chuyên khoa như tâm thần; thần kinh; mắt; tai-mũi-họng; tim mạch; hô hấp; cơ-xương-khớp; nội tiết; sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần mà không có tiêu chí liên quan đến cân nặng. Do đó, bạn nặng 49kg thì bạn vẫn được thi bằng lái xe hạng B2.
Thứ hai, quy định về các loại xe mà người có bằng B2 được điều khiển
Căn cứ khoản 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định:
“Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.“
Như vậy, theo quy định này thì người có bằng lái xe hạng b2 sẽ được điều khiển xe:
– Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
– Ô tô dùng cho người khuyết tật
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
– Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
-->Điều kiện thi giấy phép lái xe B2 theo quy định pháp luật hiện hành
Thứ ba, về hồ sơ thi bằng lái xe B2
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 19. Hồ sơ dự sát hạch lái xe
1. Đối với người dự sát hạch lái xe lần đầu
Cơ sở đào tạo lái xe lập 01 bộ hồ sơ, gửi trực tiếp tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
a) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; bao gồm:
b) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự sát hạch lái xe hạng A4, B1, B2 và C;
c) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.”
Như vậy:
Để thi bằng lái xe B2, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
+) Hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư này; bao gồm:
– Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
– Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
– Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
– Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
+) Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo
+) Danh sách đề nghị sát hạch của cơ sở đào tạo lái xe có tên của người dự sát hạch.
-->Quy định điều kiện về độ tuổi và hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe B2
Luật sư tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, về thời hạn sử dụng của Giấy phép lái xe:
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 17. Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.”
Như vậy,Giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
Nếu còn vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn.
-->Thời hạn của giấy phép lái xe
- Thủ tục yêu cầu trả phí sử dụng đường bộ khi ô tô bị tịch thu biển số
- Thủ tục đổi Giấy phép lái xe ngành công an sang giấy phép lái dân sự
- Chạy quá tốc độ có bị giữ giấy phép lái xe không?
- Mức phạt khi lái xe máy có nồng độ cồn vượt 0.4 miligam/lít khí thở?
- Điều khiển xe khách hết hạn đăng kiểm 01 ngày thì có bị xử phạt không?