Điều kiện thi giấy phép lái xe B2 theo quy định pháp luật hiện hành
Cho tôi hỏi điều kiện thi bằng lái xe hạng B2 như thế nào? Tôi bị bệnh tim thì có được thi giấy phép lái xe B2 không? Tôi xin cảm ơn.
- Điều kiện để nâng hạng bằng lái xe B2 lên bằng lái xe FB2
- Quy định điều kiện về độ tuổi và hồ sơ đăng ký thi bằng lái xe B2
- Quy định pháp luật về điều kiện sức khỏe học giấy phép lái xe hạng B2
Tư vấn giao thông đường bộ:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về điều kiện thi giấy phép lái xe B2, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều kiện chung: Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT:
“Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.”
Theo quy định trên thì để thi bằng lái xe B2 thì bạn phải thuộc đối tượng là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam; có đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.
Điều kiện về độ tuổi:
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ năm 2008:
”Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe
1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;”
Theo đó, để được thi bằng lái B2 thì cần đáp ứng yêu cầu về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày dự sát hạch lái xe.
Điều kiện sức khỏe:
Căn cứ vào Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe thì chỉ yêu cầu điều kiện về tâm thần, thần kinh, mắt, tai-mũi-họng, tim mạch, hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết và sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy và các chất hướng thần. Người không có một trong các tình trạng bệnh, tật quy định tại Phụ lục số I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT sẽ được thi bằng lái B2.
Căn cứ vào Phụ lục số 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT quy định:
…- Các bệnh viêm tắc mạch (động – tĩnh mạch), dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô.
– Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định.
– Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/hoặc từ độ III trở lên theo phân loại của Lown.
Tổng đài tư vấn trực tuyến Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
– Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định).
– Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vành.
– Ghép tim.
– Sau can thiệp tái thông mạch vành.
– Suy tim độ II trở lên (theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA)…
Trường hợp bạn bị bệnh tim mà muốn thi giấy phép lái xe B2 thì cần đối chiếu với các bệnh được liệt kê trong nhóm 3 Phụ lục 01 Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT-BGTVT-BYT. Nếu bệnh của bạn thuộc các tình trạng bệnh tim mạch được liệt kê trong quy định này thì bạn không đủ điều kiện sức khỏe để thi bằng B2.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo bài viết:
Có bằng hạng B2 có thể lái ô tô chở người hay không?
Hồ sơ thi bằng lái xe hạng B2 theo quy định mới nhất?
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Vấn đề sang tên, đổi biển số xe khi mua xe cũ từ tỉnh khác
- Công an phường có quyền xử lý người điều khiển xe không gương chiếu hậu không?
- Giấy phép lái xe ô tô hết hạn 9 tháng có bị tạm giữ phương tiện?
- Chở đá sỏi xây dựng thấp hơn thùng chứa có phải phủ bạt
- Xử phạt khi điều khiển xe không đi bên phải của chiều đi