Mới đây, thôn tôi mới cùng góp tiền xây dựng cổng chào. Tuy nhiên, khi vừa xây xong được vài ngày thì lực lượng chức năng xuống làm việc và yêu cầu chúng tôi dỡ bỏ cổng chào và còn bị phạt tiền? Cho tôi hỏi việc làm này có đúng không? Mức phạt được quy định cụ thể như thế nào? Công an xã có thẩm quyền xử phạt không? Nếu thôn tôi muốn khiếu nại thì khiếu nại đến ai?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn . Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về vấn đề xây dựng trên đất dành cho đường bộ
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 43 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:
“Điều 43. Phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.”
Như vậy:
Trong phạm vi đất dành cho đường bộ thì không được xây dựng các công trình khác trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí. Do đó, trường hợp thôn bạn xây dựng cổng chào trên đất dành cho đường bộ là vi phạm quy định về giao thông đường bộ.
Thứ hai, quy định về vấn đề xử phạt với lỗi dựng cổng chào trên đất dành cho đường bộ
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 9 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc phải đỡ bỏ các công trình xây dựng trái phép, biển quảng cáo, di dời cây trồng trái phép, thu dọn rác, vật tư, vật liệu, chất phế thải, hàng hóa, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.”.
Như vậy
Theo quy định trên thì khi dựng cổng chào trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì sẽ bị xử phạt hành chính. Và trong trường hợp này tổ chức là người vi phạm nên mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời còn bị buộc phải tháo dỡ công trình trái phép cũng như thu dọn vật liệu, rác thải sau khi phá dỡ công trình và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Về việc xây dựng sân trên đất hành lang giao thông đường bộ
Thứ ba, quyền hạn về lập biên bản và xử phạt về giao thông của công an xã
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định về nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã.
“Điều 7. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã
…4. Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Nghiêm cấm việc Công an xã dừng xe, kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ”.
Như vậy, theo quy định này thì công an xã có quyền lập biên bản và xử phạt đối với các hành vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông. Như vậy, nếu thôn bạn dựng cổng chào lấn chiếm hành lang an toàn giao thông thì công an xã có quyền lập biên bản và xử phạt.
-->Công an xã, phường có được kiểm soát giao thông đường bộ không?
Dịch vụ tư vấn trực tuyến về Giao thông đường bộ: 19006172
Thứ tư, khiếu nại về việc xử phạt hành chính
Căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011, cụ thể như sau:
“Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
Như vậy, nếu thôn bạn cho rằng quyết định xử phạt hành chính xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì thôn bạn có thể khiếu nại đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-->Áp dụng mức xử phạt nhẹ nhất trong lĩnh vực giao thông đường bộ
- Bắt buộc tập huấn nghiệp vụ đối với lái xe của công ty kinh doanh vận tải
- Trường hợp tạm giữ GPLX theo quy định của pháp luật hiện hành
- Xử phạt lỗi điều khiển xe máy nhưng trong cơ thể có chất ma túy
- Khi nào có thể nộp phạt vi phạm giao thông tại chỗ cho cảnh sát giao thông
- Khi nào được cấp Giấy phép lưu hành xe?