Tôi đi ô tô thấy trên đường có rất nhiều người dùng điện thoại, cắm tai nghe để nghe để nghe nhạc khi đi xe máy rất dễ gây ra tai nạn. Cho tôi hỏi họ có bị phạt vi phạm gì trong trường hợp này không? Trường hợp họ vi phạm thì xử lý như thế nào?. Ngoài ra, cho tôi hỏi thêm có phải ô tô thì được dùng điện thoại không? Mức phạt cụ thể đối với việc sử dụng điện thoại khi điều khiển xe ô tô? Nếu tôi vi phạm có được nộp phạt tại chỗ không
Với trường hợp về dùng điện thoại khi đi xe máy, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, quy định về việc Dùng điện thoại khi đi xe máy
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ năm 2008:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
3. Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện các hành vi sau đây:
c) Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;”
Như vậy, người điều khiển xe không được sử dụng điện thoại di động, không được sử dụng thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông. Trường hợp Dùng điện thoại khi đi xe máy khi điều khiển xe thì sẽ bị xử phạt.
Thứ hai, quy định về vấn đề xử phạt lỗi Dùng điện thoại khi đi xe máy
Căn cứ theo quy định tại Điểm h, Khoản 4 và Điểm b, Khoản 10 Điều 6 Nghị Định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt lỗi Dùng điện thoại khi đi xe máy như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, trong trường hợp bạn Dùng điện thoại khi đi xe máy sẽ bị phạt từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Bên cạnh đó, bạn sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
-->Sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy bị phạt thế nào?
Thứ ba, quy định về sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô và mức phạt cụ thể
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 4 và điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 4 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt sử dụng trái quy định;“
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì với lỗi điều khiển xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động gây tai nạn thì bạn sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Do đó, người điều khiển xe ô tô chỉ bị hạn chế đối với hành vi dùng tay sử dụng điện thoại không bị hạn chế khi sử dụng tai nghe hoặc các hình thức dùng điện thoại khác.
-->Mức phạt người điều khiển xe ô tô sử dụng điện thoại gây tai nạn giao thông
Tổng đài tư vấn trực tuyến về Giao thông: 19006172
Thứ tư, trường hợp được xử phạt tại chỗ
Căn cứ Khoản 1 Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định như sau:
“Điều 56. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân; 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.”.
Mặt khác, Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có quy định:
“Điều 69. Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân; tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân; tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này”.
Như vậy:
Theo quy định hiện hành, trường hợp xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản. Người có thẩm quyền xử phạt (CSGT) phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ, đồng thời giao cho người vi phạm 01 bản.
Do đó, trường hợp bạn điều khiển xe ô tô nhưng dùng tay sử dụng điện thoại bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nên không được phép nộp phạt tại chỗ.
Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề dùng điện thoại khi đi xe máy, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-->Xử phạt khi ô tô đi ngược chiều của đường một chiều
- Quy định về hành vi quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông
- Trường hợp nào xe quá tải trọng cầu đường mà không bị xử phạt?
- Hình thức xử lý đối với hành vi không mang theo giấy phép lái xe quốc gia
- Mức xử phạt khi xe khách chở quá số người quy định
- Yêu cầu về sức khỏe đối với người thi bằng lái xe hạng B1