Giấy phép lái xe mất dấu đóng trên ảnh thì có sao không?
Giấy phép lái xe mất dấu đóng trên ảnh thì có sao không? Xin chào tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có thắc mắc muốn được tư vấn và giải đáp như sau: Tôi có Giấy phép lái xe mất dấu đóng ở ảnh thì có sao không? Khi cảnh sát giao thông kiểm tra giấy tờ tôi có thể dùng giấy tờ nào khác để thay giấy phép lái xe không? Xin cảm ơn!
- Biên lai thu tiền vi phạm của bưu điện có thay thế GPLX được không
- Đổi giấy phép lái xe do bị sai thông tin về ngày tháng năm sinh
Dịch vụ tư vấn Luật giao thông đường bộ 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, Giấy phép lái xe mất dấu đóng trên ảnh thì có sao không?
Căn cứ Mục 3 Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT quy định về quy cách mẫu giấy phép lái cơ giới đường bộ như sau:
“3. Quy cách:
– Kích thước: 85,6 x 53,98 x 0,76 mm (theo Tiêu chuẩn ICAO loại ID-1);
– Tiêu đề “GIẤY PHÉP LÁI XE/ DRIVER’S LICENSE”, “CÁC LOẠI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN”, chữ “Số/No.” và ” Ngày trúng tuyển” có màu đỏ, các chữ khác in màu đen;
– Ảnh của người lái xe được in trực tiếp trên giấy phép lái xe;
– Có lớp màng phủ bảo an trên hai mặt của giấy phép lái xe;
– Phôi được làm bằng vật liệu PET. hoặc vật liệu có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, có hoa văn màu vàng rơm và các ký hiệu bảo mật.”
Như vậy, Giấy phép lái xe được coi là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau:
– Có kích thước: 85,6 x 53,98 x 0,76 mm
– Có tiêu đề “GIẤY PHÉP LÁI XE/ DRIVER’S LICENSE”, “CÁC LOẠI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐƯỢC ĐIỀU KHIỂN”, chữ “Số/No.” và ” Ngày trúng tuyển” có màu đỏ, các chữ khác in màu đen;
– Có ảnh của người lái xe được in trực tiếp trên giấy phép lái xe;
– Có lớp màng phủ bảo an trên hai mặt của giấy phép lái xe;
– Có phôi được làm bằng vật liệu PET hoặc vật liệu có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương, có hoa văn màu vàng rơm và các ký hiệu bảo mật.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 37 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định như sau:
“Điều 37. Đổi giấy phép lái xe
2. Người có giấy phép lái xe có thời hạn thực hiện việc đổi giấy phép lái xe trước khi hết thời hạn sử dụng; người có giấy phép lái xe bị hỏng còn thời hạn sử dụng được đổi giấy phép lái xe.”
Theo quy định trên, người có giấy phép lái xe bị hỏng còn hạn sử dụng thì được đổi giấy phép lái xe.
Dẫn chiếu quy định trên tới trường hợp của bạn, Giấy phép lái xe bị mất dấu trên ảnh tức là mất đi ký hiệu bảo mật và bị hỏng nên bạn phải làm thủ tục để đổi lại giấy phép lái xe.
Thứ hai, có thể dùng giấy tờ khác để thay thế Giấy phép lái xe không?
Căn cứ tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe khi tham gia giao thông như sau:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
Như vậy, theo quy định trên, pháp luật không quy định về việc dùng những loại giấy tờ khác thay thế giấy phép lái xe. Do đó, khi tham gia giao thông, bắt buộc người điều khiển xe phải mang theo Giấy phép lái xe (Bằng lái xe).
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Có được cấp lại Giấy phép lái xe khi chưa nộp phạt vi phạm không
Thủ tục điều chỉnh thông tin bị sai lệch trên giấy phép lái xe